Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2015

10 THỦ THUÂT DAY CON KỸ NĂNG HOC TÂP HIÊU QUẢ

1. Giúp con hiểu học hành là nhu cầu
Vì sao con cái chúng ta càng lớn càng rơi vào tình trạng “học đối phó”? Bởi vì các con chưa hiểu được ý nghĩa và bản chất của việc học. Điều quan trọng nhất của sự học là nhu cầu tìm hiểu kiến thức. Nếu con có nhu cầu học, tìm tòi, khám phá kiến thức thì con sẽ chủ động trong việc học. Mục tiêu của giáo dục vốn cũng là giúp học sinh thu thập kiến ​​thức và có nền tảng kiến thức cơ bản để bước vào cuộc sống chứ không phải học chống đối để lấy điểm cao.


2. Giúp con tìm ra cách học tập vui vẻ

Cách dạy và cách học có thể khiến con cảm thấy hứng thú vợi chuyện học hành, nên cha mẹ hãy dạy cho con biết cách học vui vẻ. Ví dụ, cha mẹ có thể cho con học ngoại ngữ bằng một xấp giấy màu sặc sỡ, hãy cho con học Văn bằng những bài học thực tế trong cuộc sống, học Toán một cách dễ hiểu bằng áp dụng thực tiễn... Có nhiều cách học khác nhau tùy vào trí tưởng tượng của bạn và con.


3. Đăng ký một tài khoản học hành trên mạng

Hãy mua cho con những cuốn tạp chí khoa học, hay cuốn sách dạy nấu ăn, thậm chí đăng ký cho các con một tài khoản học ngoại ngữ trực tuyến… Khi các con bắt đầu nhận ra khoa học thực ra rất gần gũi trong đời sống, con sẽ biết cách liên kết việc học tập trong lớp học với những gì đã học được ở nhà, thậm chí áp dụng vào thực tiễn. Khi trẻ thấy kiến thức không phải ở “trên trời” hay thiếu thực tế thì bé sẽ say mê với việc học hơn.


4. Đưa con đến thư viện

Thư viện chính là nơi trẻ em khám phá những điều mà bé quan tâm: ví dụ, bé gái có thể quan tâm đến nghệ thuật và đồ thủ công, con trai bạn có thể quan tâm đến sách nấu ăn (mà bình thường bé chẳng dám xem vì xấu hổ). Hãy cho con đi thư viện để cho con tiếp cận với những kiến thức mà con thực sự quan tâm và tìm kiếm. Đây cũng là một chiêu để cha mẹ dạy con 
kỹ năng hoc tập hiệu quả.



5. Lên thời hạn cho việc học ở nhà

Bé nào cũng có bài tập về nhà, nhưng có lẽ chúng ta nên cho con một khoảng thời gian cố định cho việc học. Bạn nên thảo luận điều này với con về thời gian học mà con muốn; trong khi học, cha mẹ sẽ không làm phiền con bằng việc chơi game hay táy máy điện thoại di động. Thời gian biểu học hành sẽ giúp con tập trung hơn và xây dựng cho con nề nếp học tập lành mạnh.


6. Kế hoạch, lịch trình và thiết lập mục tiêu cho các kỳ thi

Tức là khoảng một tháng trước khi kỳ thi bắt đầu, cha mẹ hãy ngồi xuống với con để cùng con vạch ra một tiến độ học hành. Sau đó, mẹ nhớ lưu lại vào lịch để theo dõi tiến độ với con. Một điều quan trọng không kém là hãy khích lệ con thiết lập mục tiêu cho các kỳ thi sắp tới. Điều này đơn giản chỉ là giúp con ngày càng tích cực hơn trong học hành vì một khi có mục tiêu, các con sẽ biết phấn đấu rõ ràng hơn.


7. Không dụ con bằng phần thưởng

Thưởng khi con đạt mục tiêu học tập là một cách khích lệ rất tốt, nhưng chúng ta không nên biến nó thành lệ. Chúng ta cũng biết rằng cách này vừa có lợi vừa có hại, nó có thể gây ra căng thẳng cho trẻ. Hãy giúp con có cảm hứng với sự tiến bộ, chứ không phải cố gắng tiến bộ để được quà.


8. Cho con làm gia sư

Bạn có thể giúp con trở thành gia sư cho các em mình, thậm chí được trả thù lao đàng hoàng nếu con làm tốt, bởi vì đây là cách tương đối tốt để dạy con biết chia sẻ, hoặc làm gương cho các em. Hơn nữa, bạn sẽ cảm thấy khi con nghiêm túc làm gia sư, “lớp học đặc biệt” ở nhà sẽ tràn đầy niềm vui. Nhưng bạn phải chắc chắn rằng việc làm gia sư không ảnh hưởng đến việc học hành của riêng con, không khiến con căng thẳng.


9. Không so sánh

Nếu bạn cảm thấy bạn bè hoặc người thân của mình đang gửi con cái họ đến những ngôi trường đắt tiền hoặc tham dự các khóa học nâng cao; hãy đừng so sánh; cũng đừng so sánh con với bất cứ đứa bé nào khác. Thay vào đó, bạn nên giúp con học hết khả năng của mình thì môi trường nào cũng khiến con tiến bộ được. Nếu khả năng của con có hạn, hãy bằng lòng với điều đó và khuyến khích con cố gắng chứ đừng gây căng thẳng.

10. Tìm hiểu niềm vui học hành
Cơ hội học tập ở khắp mọi nơi, vì vậy, đừng giới hạn việc học của các con trong nhà. Hãy thử tìm kiếm kiến ​​thức ở các tỉnh thành, các cơ hội du học.


Nguồn: webtretho.com

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2015

CÁCH NGÂM CHANH ĐÀO MÂT ONG TRI HO CHO BÉ

Với những bé trên 1 tuổi, đã dùng được mật ong thì chanh đào mật ong là phương thuốc trị ho hữu hiệu và được ưa chuộng nhất hiện nay. Dưới đây là cách làm chanh đào mật ong để trị ho cho bé, chỉ sau 1 tháng là có thể dùng được:
Nguyên liệu:
Chanh đào: 1kg.
Mật ong: 1lit
Đường phèn: 600g
Muối: 100g

Thực hiện:

1. Chanh đào chọn những quả già, tươi, vỏ mỏng để có nhiều tinh dầu. Rửa thật sạch, bỏ cuống và ngâm trong nước muối loãng chừng 15 phút.



2. Vớt chanh ra, để ráo, lau khô từng quả một.

3. Cắt chanh thành từng miếng mỏng, giữ nguyên hạt.



4. Giã nhỏ đường phèn.

5. Chọn hũ thủy tinh để đựng. Trước khi sử dụng nên rửa sạch, tráng nước sôi rồi để khô.
6. Xếp chanh đào vào hũ. Một lớp chanh thì đến một lớp đường phèn.



7. Đổ mật ong vào ngập mặt chanh và đậy nắp thật kín.

8. Chỉ cần bảo quản nơi thoáng mát là được, không cần bỏ trong tủ lạnh.
9. Theo dõi trong thời gian đầu, nếu thấy sủi bọt thì hớt ra.
10. Sau một tháng là có thể dùng được.



Hướng dẫn cách sử dụng
:

Với trẻ nhỏ trên 1 tuổi: Khi mới chớm ho hoặc mới vào mùa lạnh, muốn bảo vệ sức khỏe cho trẻ, vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy, cho trẻ uống 1 thìa nước chanh ngâm mật ong, có thể pha với nước ấm.

Với người lớn:
+ Có thể uống chanh đào pha với nước ấm mỗi buổi sáng để thanh lọc cơ thể.

+ Khi bị ho, thì ngậm cả nước lẫn lát chanh trong miệng, nhai rồi nuốt để trị ho.

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

CÔNG TY TNHH BPH VIÊT NAM TUYỂN NHÂN SƯ VI TRÍ QUẢN LÝ GIÁO VIÊN



Công Ty TNHH BPH Việt Nam là công ty uy tín hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ giáo dục chất lượng cao cho các trường mầm non và phổ thông trung học trong TP Hà Nội. Với sứ mệnh kết hợp các phương pháp giảng dạy hiện đại của thế giới cùng với nhà trường và gia đình để góp phần đào tạo nên thế hệ trẻ tài năng tương lai của Việt Nam, vừa có đức - vừa có tài.
Hiên tai trung tâm tuyển dung nhân sư vi trí: Quản lý giáo viên.

Mô tả công viêc:
- Quản lý giáo viên của Công ty: tuyển dụng, sắp xếp lịch dạy cho giáo viên, theo dõi, kiểm tra chất lượng dạy và học…
- Sắp xếp lịch dạy, học của các trường phụ trách.
- Giao dịch với nhà trường.
- Các công việc được yêu cầu.

- Chi tiết sẽ trao đổi thêm khi phỏng vấn.
Quyền lơi đươc hưởng:
- Được hưởng lương cứng, thưởng, quy chế tăng lương theo quy định của công ty.
- Được đóng BHYT, BHXH theo quy định của luật lao động Việt Nam.
- Được nghỉ phép, du lịch cùng công ty,...
Yêu cầu:
- Tốt nghiệp Đại học các ngành về Giáo dục, Mầm non.
- Tin học văn phòng thành thạo.
- Giao tiếp tốt.
-            - Ưu tiên các bạn tốt nghiệp các ngành: Tâm lý học, Công tác xã hội, Quản lý giáo dục.
Hồ sơ giáo viên:
- Sơ yếu lý lịch
- CMND (photo).
- CV (Tiêu đề ghi rõ kinh nghiệm, vị trí mong muốn làm việc).
- Bằng cấp liên quan ( photo)
- Đơn xin việc (Viết bằng tay)
- 02 ảnh 3x 4

- Bằng cấp và chứng chỉ liên quan
- Liên hệ:
0972 638 615 (Ms Dung)
(Hồ sơ gửi trước qua email, gọi điện giờ hành chính).
Email: viettalentkids@gmail.com




TRUNG TÂM NĂNG KHIẾU VIETTALENTKIDS TUYỂN GIÁO VIÊN TIẾNG ANH






Trung tâm năng khiếu Viettalentkids là trung tâm năng khiếu số 1 Miền Bắc. Hiên tai trung tâm đang tuyển vi trí:
Giáo viên tiếng anh day tai trung tâm.
- Mô tả công viêc:
+ Day tiếng anh tai trung tâm.
+ Phu trách quản lý trung tâm năng khiếu.
+ Môt số công viêc khác sẽ trao đổi cu thể khi phỏng vấn.
- Yêu cầu:
+ Tốt nghiêp sư pham ngoai ngữ
+ Có ít nhất 2 năm kinh nghiêm.
+ Ưu tiên: các ban đã từng làm quản lý tai trung tâm năng khiếu.
- Quyền lơi:
+ Đươc hưởng lương cứng, thưởng, quy chế tăng lương theo quy đinh của công ty.
+ Đươc đóng BHYT, BHXH theo quy đinh của luât lao đông Viêt Nam.
+ Đươc nghỉ phép, du lich cùng công ty...
+ Mức lương: 7 - 10 triêu.
-  Hồ sơ:
+ Sơ yếu lý lịch
+ Chứng minh thư nhân(photo).
+ Cv ( Tiêu đề ghi rõ kinh nghiêm vi trí mong muốn làm viêc).
+ Bằng cấp liên quan (phô tô).
+ Đơn xin viêc.
+ 02 ảnh 3x4.
- Liên hệ:
0972 638 615 (Ms Dung)
(Hồ sơ gửi trước qua email, gọi điện giờ hành chính).
Email: viettalentkids@gmail.com


Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2015

TRUNG TÂM NĂNG KHIẾU, TRUNG TÂM KỸ NĂNG VIETTALENTKIDS(cơ sở Mỗ Lao)


Nếu bạn đang tìm một trung tâm năng khiếu thực sự tốt cho con yêu, nơi chắp cánh cho những ước mơ, khơi dậy những tiềm năng nghệ thuât, thì Trung tâm năng khiếu, trung tâm kỹ năng Viettalentkids chính là môi trường giáo dục tuyệt vời như vây.
“Chúng tôi chỉ có một mơ ước, một đam mê, một khao khát, đó là hạnh phúc của thế hệ trẻ”.
Bởi tâm huyết đó, cùng với sự tin tưởng, ủng hộ của các bậc Quý phụ huynh, chúng tôi đã xây dựng một môi trường đủ điều kiện, tập trung và chuyên nghiệp để có thể mang đến những khóa học kỹ năng thực sự đặc biệt và chuyên sâu cho trẻ em từ 3 đến 15 tuổi. Chúng tôi tin rằng ngôi nhà được xây dựng từ tình yêu thương, trí tuệ, tâm huyết và sự thấu hiểu của chúng tôi sẽ là nơi xuất phát của những cuộc đời hạnh phúc và xuất sắc nhất. 
Trung tâm khai trương cơ sở ở Mỗ Lao, Hà Đông với các môn hoc năng khiếu: Kỹ năng sống, Múa, Vẽ.

Hình ảnh phòng học trung tâm kỹ năng Viettalentkids:


                                                       Phòng học Vẽ(cở sở Mỗ Lao)


                                               Phòng học Kỹ năng sống(cở sở Mỗ Lao)


                                                      Phòng học Múa(cở sở Mỗ Lao)

Bằng tất cả tình yêu, chúng tôi hân hạnh chào đón bạn ghé thăm nhà của chúng tôi – ngôi nhà của sự đồng hành và thấu hiểu.
Địa chỉ trung tâm năng khiếu số 1 Miền Bắc; trung tâm kỹ năng sống uy tín tại Hà Nội:
Trung tâm kỹ năng Viettalentkids: Lk6C-33(cạnh hồ Mulberry; cách UBND Mộ Lao 50m), Khu đô thị Mỗ Lao - P. Mộ Lao, Q. Hà Đông - Hà Nội 
Web: http://viettalentkids.edu.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/viettalentkids
Mobile: 043.212.3878| 0937.933.157
                                                                       Viettalentkids - chuyên gia kỹ năng

Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2015

NUÔI DƯỠNG VÀ PHÁT HUY NĂNG KHIẾU HÔI HOA CỦA CON

Những ai có con lứa tuổi mầm non đều có một bộ sưu tập vô giá các bức vẽ, tô màu hoặc những bộ sưu tập cắt dán của con ở trên cửa tủ lạnh hoặc trên bàn làm việc của mình. Bé có vẽ chưa đẹp đi nữa thì với chúng ta, những tác phẩm ấy đều quý giá, tuy nhiên thực tế mà nói, có một số bé vẽ đẹp thật sự, nổi trội trong cách bố cục, dùng màu...
Dù con bạn chỉ đơn giản muốn thể hiện mình hay có tài năng thật sự thì dưới đây là 14 cách mà bạn có thể giúp con nuôi dưỡng niềm đam mê hội họa:

1. Đầu tư cho nghệ thuật

Hãy chuẩn bị cho con bút chì, bút màu, màu nước, đất nặn, các miếng xốp, giấy, bìa… đây là những thứ dễ mua, hoặc bạn rất dễ tìm được sẵn trong nhà mình.

Ở tuổi này, bé rất dễ bị ngợp, bối rối nếu cùng một lúc có quá nhiều lựa chọn. Vì vậy, nếu lần này bạn muốn cho con nghịch với giấy, keo dán và những cục bông thì hãy để dành màu vẽ cho lần sau.

2. Khuyết khích nhưng không áp đặt
Có thể con của bạn chỉ thích vẽ màu, còn dửng dưng ngay lập tức khi bạn đưa cho bé đất nặn. Điều đó là bình thường thôi. Sự “chung thủy” như vậy là điều phổ biến của lứa tuổi này. Bạn cứ cho con tiếp xúc với nhiều dạng nghệ thuật khác nhau, luân phiên cất thứ này, bày thứ kia ra để khiến bé thích thú, rồi để bé tự mình chọn lựa.

3. Cho con tự do sáng tạo
Trẻ mẫu giáo thường có những ý tưởng riêng thể hiện qua những tác phẩm nghệ thuật của mình. Những đứa trẻ có năng khiếu lại đặc biệt không thích làm theo hướng dẫn mà thích đi theo cảm hứng của mình hơn. Bạn nên giúp con thể hiện ý tưởng của mình; chẳng hạn nếu bé muốn tạo mây, bạn hãy đưa cho bé cọ lớn hoặc đưa cho bé vài cục bông, nhưng hãy chỉ dừng lại ở đó, con bạn sẽ cho bạn biết nếu bé cần thêm trợ giúp.



(Ảnh: Corbis)

4. Tránh trở thành nhà phê bình

Hãy nhận xét, đóng góp cho tác phẩm của con, chẳng hạn như “Hôm nay con thích dùng màu đỏ nhỉ,” thay vì chỉ trích hoặc tâng bốc con kiểu như tranh của con đẹp đến nỗi đem đi triển lãm được rồi. Đó là cách mà bạn giúp con cảm thấy thoải mái sáng tạo, thử những điều khác lạ mà không bị áp lực phải làm hài lòng bạn hoặc ai khác.

5. Nói chuyện với con về những tác phẩm của bé
Theo nhận định của chuyên gia, trẻ nhỏ luôn có những câu chuyện đi cùng với bức tranh mà bé vẽ. Vậy nên thay vì hỏi, “Con vẽ cái gì vậy?” như rất nhiều cha mẹ khác, bạn có thể hỏi, “Các bạn mèo đang làm gì trong bức tranh của con thế?” Một câu hỏi mở sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách con nhìn nhận thế giới.

6. Đừng cố gắng sửa lỗi con
Đừng cố gắng chỉnh lại các tỉ lệ trong tranh của con, chỉ cho bé vẽ thế nào mới đúng. Bạn hãy tuân theo quy tắc: chỉ giúp khi đươc nhờ, còn không hãy để bé tự do.

Nếu con cần giúp đỡ, bạn có thể cùng sáng tạo với bé. Chẳng hạn bạn có thể nặn một quả bóng hoặc nặn đất sét thành dải rồi xem con sẽ làm gì tiếp theo. Đây là một cách tốt để bạn tham gia cùng con mà không áp đặt bé hoặc tạo nên thứ gì đó quá “hoàn hảo” khiến bé bị áp lực trong lần tới tự chơi một mình.

7. Ghi nhận và trưng bày tác phẩm của tất cả các con
Việc bố mẹ chỉ để tâm đến 1 đứa bé tài năng hơn có thể làm ảnh hưởng đến lòng tự trọng của những đứa con khác trong gia đình, hoặc khiến chúng mất đi niềm yêu thích với nghệ thuật. Và nếu bạn có 1 đứa con có tài, hãy nhớ dạy bé biết tôn trọng những sáng tạo của người khác, vì nghệ thuật vốn phong phú, có thể được tiếp cận và thể hiện theo nhiều cách khác nhau.

8. Tìm chỗ cho con thực hiện các ý tưởng lớn
Hãy tìm hiểu thông tin về các lớp vẽ, làm gốm, hoặc bảo tàng cho trẻ em để bạn có thể cho con đến và tham gia thực hiện các dự án nghệ thuật lớn không có điều kiện làm tại nhà.

9. Đưa con đến các phòng tranh, bảo tàng nghệ thuật…
Bạn cần lưu ý trước một số điều như: đừng chọn đi vào giờ cao điểm, đừng mong con sẽ dành hàng giờ trầm trồ chiêm ngưỡng các kiệt tác, và hãy ưu tiên cho những nơi mở cửa tự do để bạn không bị áp lực bắt con phải xem cho đáng đồng tiền.

Sau đó, hãy chọn những chương trình mà bạn nghĩ có thể thu hút sự chú ý của trẻ nhỏ. Bạn có thể đem theo ít giấy và bút màu để con có thể vẽ lại tại chỗ khi có cảm hứng.

10. Cùng nhau xem những cuốn sách ảnh
Bạn nên tìm những cuốn sách ảnh về nghệ thuật để xem cùng với con. Hoặc các bạn có thể cùng xem những tranh minh họa trong sách và cố gắng nhận ra người nghệ sỹ đã dùng dụng cụ gì, kỹ thuật gì để tạo nên tác phẩm đó - bút chì, bút mực, màu nước, đồ họa máy tính… Cách này có thể truyền cảm hứng cho con sáng tác một tác phẩm nghệ thuật riêng của bé.

11. Cùng xem nghệ sỹ sáng tạo
Bạn có thể dẫn con đến những hội chợ đường phố, triển lãm hoặc những studio để bé tận mắt nhìn thấy những nghệ sỹ làm việc. Bé sẽ hiểu rằng việc vẽ tranh không chỉ dành cho trẻ em mà còn là một nghệ thuật theo đuổi cả đời.



(Ảnh: Corbis)

12. Dự án nghệ thuật trong đời sống hàng ngày
Chẳng hạn khi đưa con ra sân chơi, bạn có thể cho bé cầm theo phấn để vẽ khi đã chán các trò chơi; hoặc bạn cùng con tìm những thứ trên bãi biển hoặc trong rừng, mang về nhà để cùng làm tranh cát hoặc làm tranh ghép từ những mẩu cành, lá; bạn cũng có thể cho con thể hiện sáng tạo của mình như trang trí chiếc bánh quy thành hình khuôn mặt…

13. Hãy cởi mở với những ý tưởng lạ
Trẻ nhỏ có thể dùng các chất liệu nghệ thuật bình thường theo cách mới lạ, hoặc muốn sáng tạo với những thứ khác thường. Ví dụ như con bạn có thể thích vẽ trên vải hơn là trên giấy, hoặc bé thích xếp hình bằng những chiếc bát, hộp đựng thức ăn thay vì hộp giấy rỗng... Tốt nhất bạn hãy làm rõ các giới hạn mà con không được nghịch tới - chẳng hạn như quần áo của bé - còn lại thì hãy để bé thoải mái.

14. Chấp nhận những sai lầm

Có nhiều tác phẩm tuyệt vời đã được hình thành khi mọi thứ không đi theo kế hoạch, vậy nên bạn hãy khuyến khích con thử những điều mới lạ, cho con biết rằng dù có làm sai cũng không sao, bé đừng ngại thử thách mình vì sợ thất bại. Hãy khuyến khích bé con cầu toàn của bạn khám phá.

Cho dù chỉ là một đứa trẻ mầm non thích vẽ nguệch ngoạc hay một mầm non nghệ thuật tương lai thì bé cũng đều nhạy cảm trước những lời chỉ trích và thích được khen. Nếu con bạn hỏi, “Mẹ có thích bức vẽ của con không?” hãy hỏi lại bé rằng ,“Vậy con có thích nó không?” Thông thường đứa trẻ nào cũng thích những gì do chính mình làm ra, bạn hãy nhắc cho con nhớ rằng chính bé là người quan trong nhất mà bé cần làm hài lòng.

Nguồn: http://www.webtretho.com