Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

10 DẤU HIÊU CHO THẤY TRẺ YÊU ME NGAY TỪ CÁI NHÌN ĐẦU TIÊN

1. Ngắm nhìn mẹ

Mẹ để ý sẽ thấy khi bé ngậm bầu vú mẹ, bé thường có xu hướng nhìn chăm chú vào mắt mẹ; đó là cách bé biểu hiện tình yêu với mẹ từ rất sớm. Bằng cách nhìn không chớp mắt vào mẹ, bé đang cố gắng để hiểu mẹ, khám phá mẹ. Nhìn chằm chằm vào mẹ cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy mẹ đang thu hút bé, mẹ vô cùng đặc biệt đối với bé.
Các chuyên gia chia sẻ rằng trẻ sơ sinh không thể nhìn vật gì quá xa, tầm mắt bé chỉ giới hạn ở khoảng cách với khuôn mặt mẹ khi bé đang bú. Do đó bé sẽ luôn cố gắng quay về phía khuôn mặt của mẹ và nhìn chăm chú các yếu tố chính của khuôn mặt mẹ như mắt, mũi, miệng; sau đó bé sẽ cố gắng bắt chước khuôn mặt mẹ. Do đó nếu mẹ thấy con đang nhìn chằm chằm vào khuôn mặt của mẹ, hãy cười với con, trò chuyện với con để làm cho con cảm thấy gần gũi hơn.
2. Lắng nghe giọng nói của mẹ

Mẹ có biết rằng bé có thể nghe thấy âm thanh từ 20 tuần tuổi thai. Khi đó, mỗi khi nghe thấy giọng nói của mẹ, nhịp tim của bé sẽ đập chậm hơn vì bé đang cố gắng lắng nghe mẹ nói. Mặc dù con vẫn còn trong bụng mẹ, nhưng giọng nói của mẹ có thể làm cho con cảm thấy thoải mái.
Đây là lý do tại sao các bé thường xuyên quay về phía có giọng nói quen thuộc, như khi mẹ hoặc ba cất tiếng. Bởi vì giọng của ba mẹ được bé ghi nhận nhiều nhất từ khi bé còn là thai nhi. Con sẽ nhớ giọng nói này và sẽ nhận ra ngay lập tức khi bắt gặp. Đó cũng là lý do các mẹ đừng quá lo lắng bé sẽ theo ai nhiều hơn: theo mẹ, ba hay bà; bởi vì chẳng có giọng nói nào có thể thay thế giọng của mẹ trong trái tim bé!
3. Mở miệng ngay khi được áp vào lòng mẹ

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ sơ sinh có thể nhận ra mẹ của mình chỉ bằng khứu giác. Trong một nghiên cứu về trẻ sơ sinh, các nhà nghiên cứu đã khẳng định bé sẽ di chuyển rất đặc biệt khi ngửi thấy mùi hương thơm của sữa mẹ. Bé có thể tự tìm vú mẹ ngay sau khi chào đời. Khi được mẹ bế trên tay, bé có động thái rúc vào ngực mẹ vì bé nhận ra đấy chính là “mùi của mẹ mình”.
4. Ngủ ngoan trong vòng tay mẹ

Mẹ có biết rằng các con muốn nghe, ngửi hoặc nhìn thấy mẹ; nên bé sẽ thể hiện tình yêu với mẹ từ cái cách ngủ ngon lành trong vòng tay của mẹ.
Nhưng nếu như bé không thích ôm ấp (một số bé đặc biệt không thích ôm ấp hay đụng chạm vào cơ thể) thì cũng không có nghĩa là bé ghét mẹ. Hầu như em bé nào khi lớn hơn một chút cũng muốn được mẹ ôm trong vòng tay.
5. Cười với mẹ

Trẻ sơ sinh từ 6-12 tuần có thể mỉm cười ngay khi nhìn thấy mẹ, nụ cười của con lúc này thay cho câu “con yêu mẹ”. Các bác sĩ gọi đây là một phản ứng của bé khi muốn được mẹ đáp trả tình yêu. Nói cách khác, bé đang cố gắng liên lạc với mẹ bằng nụ cười. Bé muốn nhận lại một nụ cười của mẹ, một cái ôm, trò chuyện, hoặc đơn giản là hãy luôn ở gần con.
6. Nói chuyện ríu rít với mẹ

Khoảng hai tháng sau sinh, bé đã có thể nói chuyện với mẹ bằng những tiếng ê a đáng yêu. Đây quả là một trải nghiệm vô cùng hạnh phúc đối với mẹ. Lúc này bé cũng cần mẹ đáp trả bằng những tiếng ê a tương tự, bằng những âm thanh không-phải-là-lời-nói. Đó là một cách tương tác “chuyện trò” mà bé sơ sinh nào cũng yêu thích.
Khi mẹ giao tiếp với bé, nghĩa là mẹ đang giúp bé phát triển phần nói và nghe tốt bởi vì bé sẽ lắng nghe và bắt chước những lời mẹ nói. Ngoài ra việc bé cứ ê a với mẹ cho thấy bé chỉ muốn cho mẹ thấy rằng bé yêu mẹ rất nhiều.
7. Biểu hiện sự vui mừng khi mẹ đi qua

Khi bé được sáu tháng tuổi, bé đã phân biệt rất tốt những người xung quanh. Bé sẽ thấy thân thiết với mẹ hoặc ba nhất và coi ba mẹ là người thân nhất, bé yêu nhất. Biểu hiện tình yêu của bé sẽ là vui mừng, nhảy cẫng lên, hớn hở khi mẹ hay ba lọt vào tầm mắt.
Bởi vì các con có thể phân biệt được ai là người gần gũi với con nhất, nên ba mẹ hãy dành nhiều thời gian chất lượng cho con mình. Việc bé hớn hở khi thấy ba mẹ, anh chị… cho thấy bé yêu bạn và thấy bạn là những người quan trọng nhất.
8. Cười với mẹ

Không có gì tuyệt vời hơn tiếng cười của một em bé. Mặc dù có rất nhiều người có thể làm cho bé cười, nhưng không ai mang lại cảm giác phấn khích thích thú so với mẹ. Con sẽ rất thích khi mẹ cù chân, con có thể cười ngay từ khi mẹ chưa chạm tay vào chân bé. Đơn giản là vì con cảm nhận được những hành động quen thuộc của mẹ khiến con vui cười.
9. Khó chịu khi tách khỏi mẹ

Khi bé được khoảng chín tháng đến một tuổi, hầu hết các bé sẽ bắt đầu khóc khi bị bỏ lại với người lạ, thậm chí là vú em hoặc ông bà. Con sẽ khóc nếu như bị cưỡng chế tách khỏi mẹ, đó là dấu hiệu cho thấy rằng con yêu mẹ rất nhiều và con bắt đầu biết lo lắng rằng mẹ không quay trở lại với con nữa. Tuy nhiên mẹ không cần phải cảm thấy tội lỗi hay lo lắng vì rốt cuộc con cũng hiểu rằng cuối mẹ sẽ quay trở lại với con.
Cũng chính vì lý do này mà mẹ đừng bao giờ trừng phạt con bằng cách đuổi con đi, tránh xa con (cho đỡ bực). Hãy luôn gần gũi con bất kể lúc nào, kể cả khi mẹ đang phạt con.
10. Luôn “báo cáo” mẹ

Khi bé bắt đầu bò, biết đi, hoặc khi bé được 1 tuổi, bé bắt đầu khám phá và thu thập thông tin xung quanh với sự tò mò vô bờ bến. Nhưng có bao giờ bạn nhận thấy rằng bé luôn luôn trở lại với bạn nhiều lần, hoặc luôn cố gắng tìm/nhìn mẹ khi đối mặt với các đối tượng lạ hoặc các tình huống bất ngờ. Chuyện “báo cáo mẹ” này là hành vi bình thường của con khi thấy không an toàn. Đó cũng là cách bé luôn để mắt tới mẹ, bám mẹ và thể hiện tình yêu với mẹ. Chính vì thế mẹ đừng buồn khi con quá bám mẹ nhé!
Theo http://th.theasianparent.com/

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

TUYỂN NHÂN VIÊN KINH DOANH GIÁO DUC

Công ty TNHH BPH Viêt Nam - Trung tâm Năng khiếu Viettalentkids là trung tâm năng khiếu SỐ 1 MIỀN BẮC, trực thuộc Công ty TNHH BPH Việt Nam được nhà trường, giáo viên, phụ huynh biết đến nhiều nhất trong thời gian qua, trong việc cung cấp dịch vụ năng khiếu chất lượng cao: MÚA, AEROBIC, MỸ THUẬT, VÕ, TIẾNG ANH, KỸ NĂNG SỐNG, BÀN TÍNH THÔNG MINH VÀ CẢM THỤ ÂM NHẠC; sáng tạo cho các trường mầm non ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.Với sứ mệnh kết hợp các phương pháp giảng dạy hiện đại của thế giới cùng với nhà trường và gia đình để góp phần đào tạo nên thế hệ trẻ tài năng tương lai của Việt Nam, vừa có đức - vừa có tài.

Công ty đang tuyển nhân sư vi trí: NHÂN VIÊN KINH DOANH GIÁO DUC





MÔ TẢ CÔNG VIÊC:
- Phát triển, mở rông, tìm kiếm thi trường trong lĩnh vưc giáo duc mầm non, mầm non, tiểu hoc, trung hoc cơ sở.
- Chăm sóc các thi trường cũ.
- Giao dịch với nhà trường.
- Các công việc được yêu cầu.

- Chi tiết sẽ trao đổi thêm khi phỏng vấn.
- Được hưởng lương cứng, phu cấp, thưởng (theo doanh thu), quy chế tăng lương theo quy định của công ty.
QUYỀN LƠI ĐƯƠC HƯỞNG:
- Được đóng BHYT, BHXH theo quy định của luật lao động Việt Nam.
- Được nghỉ phép, du lịch cùng công ty,...
YÊU CẦU:
- Tốt nghiệp Đại học các ngành về Marketing, Giáo dục, Mầm non.
- Đã có kinh nghiệm làm viêc.
- Tin học văn phòng thành thạo.
- Giao tiếp tốt.
HỒ SƠ:
-            - Sơ yếu lý lịch
- CMND (photo).
- CV (Tiêu đề ghi rõ kinh nghiệm, vị trí mong muốn làm việc).
- Bằng cấp liên quan ( photo)
- Đơn xin việc (Viết bằng tay)
- 02 ảnh 3x 4

- Bằng cấp và chứng chỉ liên quan
- Liên hệ:
0972 638 615 (Ms Dung)
(Hồ sơ gửi trước qua email, gọi điện giờ hành chính).
Email: viettalentkids@gmail.com

Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2015

20 CÁCH GIÚP CHA ME THỂ TÌNH YÊU VỚI CON TRẺ

1. Đưa con đi ngủ vào buổi tối. Bởi một ngày không xa, các con của bạn sẽ lớn và cha mẹ sẽ không thể có được những giây phút được ôm ấp người con bé bỏng như vậy nữa dù họ rất muốn. Vì vậy, hãy đưa con đi ngủ, nói lời tạm biệt, kéo chăn cho con và hôn trán con. Đây quả thực là những món quà vô giá đối với cha mẹ.
2. Nói với con rằng 'cha mẹ yêu con'. Hãy nói những lời yêu thương ấy khi con bạn còn bé. “Cha yêu con, mẹ yêu con” có thể nói là những cụm từ có sức mạnh rất lớn, bởi nó chứa đựng những tình yêu thương rất lớn.
3. Lắng nghe những câu chuyện của các con. Những câu chuyện của con sẽ cho bạn biết thêm nhiều về con, tình cảm và sở thích của con, giúp bạn hiểu thêm nhiều về con bạn. Điều quan trọng đây phải là sự lắng nghe thực sự, chứ không chỉ là sự lắng nghe hời hợt, chỉ muốn câu chuyện trôi qua nhanh để chuyển qua làm những công việc khác vốn luôn ngập trong danh sách những công việc của các bậc cha mẹ.
4. Nhìn vào mắt con. Chúng ta đều biết, không có gì thể hiện sự quan tâm đến đối tượng giao tiếp bằng cách nhìn vào mắt họ khi nói chuyện. Nó cho biết rằng điều người đối diện nói thực sự quan trọng đối với bạn. Hãy để con bạn nhớ rằng cha mẹ luôn nhìn vào mắt con và cười với con. Đối với một người cha quan tâm đến con, điều đó có nghĩa là gấp laptop lại, bỏ điện thoại xuống và dành thời gian cho con.
5. Hãy nói 'có' thay vì nói 'không', dù cho nói 'không' dễ dàng hơn. Giống như khi bạn chỉ muốn giữ kế hoạch cho mình còn các con lại gây ảnh hưởng, khi bạn phải đi ngủ muộn, khi bạn mệt và không muốn leo mấy bậc thang để nói tạm biệt với con, hay khi nghe con kể một câu chuyện. Những lúc như thế, hãy quyết tâm và nói có, thay vì bỏ qua và nói không.

Ảnh minh họa: Parenting.
6. Cho con bạn tiếp cận những điều mới. Hãy cho con bạn đến các viện bảo tàng, các triển lãm, các công viên…để chúng được tiếp xúc với tự nhiên và xã hội bên ngoài. Hoặc đơn giản chỉ là một buổi tối mùa hè đầy trăng sao, bạn ngồi chơi với con và chỉ cho chúng các vì sao trên bầu trời. Đó sẽ luôn là những kỷ niệm đáng nhớ.
7. Hãy dạy con bạn nói 'cảm ơn' và 'xin lỗi'. Sẽ không cần phải giải thích cho con bạn nhiều, nhưng việc thực hành sẽ giúp chúng hiểu ra ý nghĩa của những từ này.
8. Hãy để các con tham gia công việc cho dù điều này có làm bạn mất nhiều thời gian hơn. Chẳng hạn, khi bạn dạy các con lau cửa sổ, đương nhiên sẽ mất thời gian nhiều hơn là bạn tự làm việc đó. Điều đó cũng tương tự như việc bạn làm công việc giặt giũ, nấu cơm, quét nhà, dọn dẹp… Nhưng nên nhớ các con bạn cần biết làm những việc đó, đó là những kỹ năng cuộc sống. Hãy để con bạn cùng làm những việc đó một cách phù hợp và chúng sẽ tự học các kỹ năng đó.
9. Hãy nói 'không' với những việc mà bạn có thể dễ dàng chấp thuận cho trẻ làm. Có những bộ phim, chương trình truyền hình bạn cần nói không với con, bởi nó không phù hợp. Các cuốn sách, máy tính, trò chơi điện tử… cũng vậy. Hãy nói không cho dù để đơn giản bạn có thể đồng ý cho con làm. 
10. Hãy cười với con. Hãy cười, đùa nghịch, làm trò với con. Để con biết rằng chúng ta thích được ở bên chúng. Chúng sẽ biết rằng, cha mẹ vừa yêu chúng, vừa thích chơi đùa với chúng.
11. Để các con biết được giá trị của lao động. Hãy để các con biết rằng cần phải lao động và làm những công việc có ý nghĩa. Trước hết là những công việc đơn giản như giặt quần áo, lau nhà, bưng bát đĩa, dọn phòng, mắc màn, trải chăn gối… Dần dần, các con bạn sẽ biết yêu lao động, biết tự làm những việc mà chúng có thể làm được.
12. Ru con ngủ, cầm tay con và hôn con. Thậm chí ngay cả sau một ngày mà các con quấy nhiều, khiến chúng ta mệt nhọc và bực mình, chúng ta vẫn cần thể hiện sự yêu thương đó.
13. Nói xin lỗi con khi cần. Hãy đối mặt với điều đó, vì chúng ta không ai hoàn hảo cả. Chúng ta cũng có những sai lầm. Hãy để các con thấy chúng ta là những người có trách nhiệm.

Ảnh minh họa: Parenting.
14. Dạy các con tôn trọng người khác. Hãy lắng nghe mọi người, học hỏi mọi người nhưng không phải để phán xét mọi người. Từ đó, các con bạn sẽ biết cách lắng nghe, thấu hiểu người khác để đồng cảm, để chia sẻ.
15. Dạy các con dũng cảm. Đôi khi, sợ hãi lại là trở ngại lớn nhất. Hãy dạy các con biết đối mặt với sợ hãi để vượt qua chúng bằng sự dũng cảm của mình.
16. Không ôm khư khư những lỗi lầm. Mỗi ngày là một ngày mới. Học hỏi từ quá khứ, nhưng không ôm giữ quá khứ. Hãy bỏ qua, quên đi những thất bại nếu có của ngày hôm qua để bắt đầu ngày mới với những quyết tâm mới.
17. Hãy để con thấy bạn luôn cố gắng. Hãy để con bạn thấy bạn luôn nỗ lực, luôn cố gắng trong cuộc sống và công việc, đó sẽ là tấm gương tốt cho con bạn.
18. Dạy con biết chia sẻ. Hãy để con nhìn thế giới một cách rộng lớn hơn, không chỉ là bản thân gia đình và những người xung quanh. Nhận thức của con cần được mở rộng, để nhìn thực tại thế giới và biết cách chia sẻ với những hoàn cảnh khác nhau.
19. Hãy dạy con rằng các món đồ không phải là những thứ quý giá nhất. Không phải là những bữa tiệc sinh nhật, những món quà đắt tiền mới là quý giá. Không phải quần áo đẹp hay những món đồ trên giá. Nếu như những món quà che lấp tầm nhìn thì các mối quan hệ tình cảm sẽ bị con bạn coi nhẹ. Hãy quý trọng tình cảm hơn là vật chất.
20. Và hãy để chúng lớn lên từng ngày. Cho dù bạn muốn các con mãi bé bỏng đáng yêu thì chúng vẫn lớn lên từng ngày. Thời gian vẫn trôi, vì thế hãy quý trọng từng ngày với các con của bạn.
Nguồn: (Theo Huffingtonpost)

Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2015

10 BƯỚC DAY TRẺ CÁCH ĐOC

Giống như vai trò của một giáo viên thực sự, dạy trẻ biết đọc là một trong những niềm đam mê lớn nhất của tôi. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng bắt đầu đọc cho tới khi chúng 6 tuổi, tôi không muốn bố mẹ cảmthấy áp lực cho rằng đứa trẻ 3 tuổi của họ cần phải biết đọc. Tuy nhiên, thông tin tôi chia sẻ dưới đây là những thông tin cần thiết và hi vọng sẽ có lợi cho trẻ con ở mọi lứa tuổi, liệu rằng trẻ của bạn có thực sự sẵn sàng đọc hay là không. Đừng cố áp dụng tất cả các chiến lược dưới đây 1 lần, cũng đừng nên áp đặt rằng trẻ của bạn phải làm được mọi thứ ngay lập tức. Đây là một quá trình hay đơn giản chỉ là những thông tin bổ ích cho bạn áp dụng chỉ khi trẻ con thực sự sẵn sàng với việc đọc.





1. Hãy đọc cho trẻ nghe
Dạy trẻ biết đọc thực sự là một quá trình ngay từ khi bạn còn thai nghén. (Tôi thực sự không hoàn toàn đồng ý với phương pháp dạy trẻ tập đọc bằng flashcard). Bạn hãy bắt đầu việc đọc sách với con trong những ngày tháng chờ đợi chào đón con ra đời. Đây không chỉ là khoảnh khắc đặc biệt dành cho cả hai mà nó còn giúp nuôi dưỡng tình yêu của con dành cho những cuốn sách. Niềm yêu thích là động lực lớn nhất giúp trẻ thành công hơn trong việc đọc khi ở độ tuổi đến trường. Nếu trẻ không học cách yêu thích đọc sách ngay từ bé, khả năng của bé sẽ bị giảm sút rất nhiều.
Nên đọc bao nhiêu cho trẻ điều đó phù thuộc vào bạn và gia đình, nhưng mục tiêu vẫn nên để bé đọc từ 3-4 cuốn mỗi ngày, ngay cả khi trẻ còn rất bé. Khi trẻ dần lớn lên và có thể ngồi lâu hơn, cả gia đình hãy thiết lập mục tiêu cùng nhau đọc ít nhất 20 phút mỗi ngày.
Sau đây là một vài gợi ý các loại sách phù hợp với trẻ. Tuy nhiên không phải bắt buộc trẻ đọc tất cả, hãy cứ cho trẻ đọc theo nhu cầu của bé
Trẻ 1 tuổi: Bài hát ru, Sách bìa bảng (với hình ảnh thực tế), Sách vải(với kết cấu khác nhau), sách bài hát
Trẻ từ 1-3 tuổi: sách ghép vần, sách nhạc, truyện ngắn bằng tranh
Trẻ từ 3-5 tuổi: Sách chữ cái alphabet, sách nhạc, sách tranh ảnh, sách ghép vần.

2. Đặt câu hỏi
Đặt câu hỏi trong quá trình đọc sách không chỉ là cách tuyệt vời khuyến khích trẻ tương tác với cuốn sách, nó còn là cách hiệu quả giúp phát triển khả năng hiểu những gì chúng đang đọc. Bạn biết đấy, nếu mục đích của việc đọc chỉ là để trẻ nhận biết âm vần thì chúng ta đã sai lầm. Ngay cả khi trẻ có thể giải mã được các con chữ, đọc lưu loát nhưng chúng vẫn có thể không hiểu được mình đang đọc gì. Nếu trẻ không hiểu những gì chúng đang đọc thì việc đọc trở nên vô nghĩa.
Nếu trẻ nhà bạn vẫn còn bé, hãy hỏi trẻ những câu hỏi như “Con có thấy con mèo không” trong khi chỉ vào hình ảnh con mèo. Điều này không chỉ giúp phát triển từ vựng cho bé mà còn khuyến khích sự tương tác giữa bé và quyển sách.
Khi trẻ lớn hơn, hãy hỏi trẻ những vấn đề trong quyển sách, làm tiếng con mèo kêu trong khi trẻ nhìn vào cuốn sách.
Khi trẻ khoảng 2-3 tuổi, hãy bắt đầu đặt câu hỏi trước, trong và sau khi đọc sách. Hãy chỉ cho trẻ bìa của cuốn sách và hỏi trẻ cảm nhận về nó. Trong khi đọc, hãy hỏi trẻ nghĩ về chuyện gì sắp diễn ra, tại sao trẻ lại đưa ra sự lựa chọn như vậy. Nếu trẻ đưa ra dự đoán về một cảm xúc mạnh, hãy nhận biết nó và hỏi trẻ đã từng có cảm nhận đó chưa (để tạo sự kết nối cho trẻ). Sau khi đọc, hỏi trẻ xem liệu rằng những dự đoán của trẻ có trở thành hiện thực không và hỏi về những điều trẻ nhớ được những chuyện gì đã xảy ra trong cuốn sách.

3. Hãy trở thành một hình mẫu cho trẻ về việc đọc sách
Ngay cả khi con bạn có niềm say mê với những cuốn sách từ khi rất bé, nhưng niềm say mê đó sẽ bị suy giảm nhanh chóng nếu trẻ không nhìn thấy hình mẫu về việc đọc sách trong nhà. Nếu bạn không phải là người ham đọc sách, nhưng hãy nỗ lực cố gắng để trẻ nhìn thấy bạn đọc sách ít nhất là một vài phút mỗi ngày. Đọc báo, sách nấu ăn, tiểu thuyết… tùy thuộc vào bạn. Hãy để trẻ nhận thấy rằng đọc sách là việc người lớn cần phải làm. Nếu bạn có bé trai, hãy chia sẻ đoạn văn này với chồng của bạn. Con trai muốn nhìn thấy bố của chúng đọc sách vì nó không phải là một cái gì đó mà chàng trai trẻ tràn đầy năng lượng tự nhiên dễ làm.
Với vai trò là cha mẹ, chúng ta thường chở che, làm tất cả những gì mà chúng ta cho là một đứa trẻ nên làm để thành công. Nhưng chúng ta quên rằng, trẻ con thường học từ những ví dụ điển hình. Cầm cuốn sách và đặt xuống…sẽ giúp ích cho trẻ học theo.

4. Nhận biết chữ cái một cách tự nhiên
Trước khi đứa trẻ chúng ta ra đời, chúng ta viết, vẽ những chữ cái tên con lên chiếc cũi như một cách trang trí đặc biệt. Tôi sẽ không bao giờ biết được rằng những chữ cái bằng gỗ đó lại là một động lực học to lớn đối với đứa trẻ như vậy. Vào khoảng 2,5 tuổi, đứa trẻ bắt đầu hỏi những chữ cái từ tên nó. Đấy là cách đứa trẻ học cách đánh vần tên của mình … và nó có thể đánh vần tên của anh trai vì nó cũng cảm thấy thú vị với những chữ cái đó. Về mặt kĩ thuật thì điều này được gọi là “môi trường chữ in” và bao gồm tất cả những gì hiện hữu xung quanh ta như biểu tượng thức ăn nhanh, tên nhãn hàng, biểu tượng giao thông, áo quần, báo…
Thông thường, chúng ta luôn bắt trẻ học tên các chữ cái ở một độ tuổi nhất định. Chúng ta mua các bộ flashcard hay DVDs một cách bắt buộc để dạy trẻ học chữ cái. Chúng ta bắt một đứa trẻ 2 tuổi phải ngồi từng phút, từng phút một cho đến khi học hết. 
Đừng mua những thứ đó sẽ giúp trẻ của bạn phát triển và tận dụng các “khoảnh khắc học tập” tự nhiên nhất. Tâm trí của trẻ em giống như bọt biển và chắc chắn có khả năng ghi nhớ các bảng chữ cái từ việc bắt buộc học, nhưng đó không phải là phương pháp hiệu quả nhất mà sẽ cho kết quả lâu dài tốt nhất. Con bạn sẽ tò mò về các bản chữ in nó thấy xung quanh mình và sẽ đặt câu hỏi. Đó là cơ hội của để bạn chỉ ra những ứng dụng thực tế của các chữ cái mà thực sự có ý nghĩa thực sự với trẻ.
Đừng hiểu nhầm ý tôi và cho rằng học bảng chữ cái là không quan trọng. Nó thực sự quan trọng nhưng phương pháp chúng ta dạy trẻ học nó còn quan trọng hơn. Luôn luôn ghi nhớ rằng mục tiêu cuối cùng của chúng ta là thúc đẩy con yêu đọc sách cả đời, không phải là một con người chỉ đơn giản là đã thuộc lòng mà không cần biết ý nghĩa.

5. Kết hơp các giác quan phát triển cho trẻ
Trẻ con học tốt nhất khi kết hợp nhiều giác quan hoặc các khu vực phát triển. Đó là lý do tại sao học tập kết hợp thực hành duy trì lâu hơn và có ý nghĩa ứng dụng hơn. Một khi con bạn đã thể hiện một quan tâm đến chữ cái và bạn đã bắt đầu sử dụng môi trường tự nhiên để xác định những chữ cái, hãy bắt đầu thực hiện các hoạt động liên kết càng nhiều giác quan càng tốt. Hãy nhớ rằng việc học tên chữ là gần như không quan trọng như học tập các âm cho trẻ.
Có rất nhiều cách để kết hợp những vùng phát triển liên quan đến khả năng nhận biết chữ cái và kĩ năng đọc. Bảng chữ cái thủ công cho con bạn cơ hội để tìm hiểu hình dạng của chữ cái cùng với những âm thanh nó làm ra nó trong khi việc kết hợp sử dụng kỹ năng vận động trong quá trình cắt, dán, và tạo ra! Chơi trò chơi có liên quan đến các kỹ năng vận động thô (như tung túi đậu trên chữ cái phù hợp) cũng là cách tuyệt vời để giúp trẻ di chuyển. Tất nhiên, mọi trẻ em yêu bài hát và giai điệu! Tiến hành thống kê những điểm mạnh và những niềm yêu thích trong các lĩnh vực để đưa ra những hoạt động phù hợp.

6. Phân loại sách
Khi con bạn lên 5 và có thể nhận ra sự khác biệt giữa thực tế và sự tưởng tượng, chúng ta hãy bắt đầu giúp trẻ hiểu về nhiều thể loại sách ngay trong quá trình bạn và con đọc sách cùng nhau. Điều này có vẻ phức tạp, nhưng nó thực sự không. Có khoảng 5 thể loại sách khác nhau dành cho trẻ của bạn. Tất nhiên bạn có thể sử dụng "loại" chứ không phải là "thể loại" nếu đó là dễ dàng hơn để nhớ.
• Chuyện không hư cấu (câu chuyện thực tế hoặc sự kiện về động vật, địa điểm, con người, vv) 
• Chuyện hư cấu(tạo niềm tin, có thể không xảy ra trong cuộc sống thực vì ma thuật, hay động vật nói chuyện, vv) 
• Fiction thực tế (một câu chuyện hư cấu, nhưng nó có thể xảy ra trong cuộc sống thực, vì các nhân vật và tình huống đáng tin cậy) 
• Sách bảng chữ cái 
• Sách nhạc
Khi trẻ em phân loại một cuốn sách vào một thể loại nào đó, chúng đầu tiên phải tóm tắt cuốn sách trong đầu và gựi nhớ chi tiết trong đó. Sau đó,chúng phải sử dụng thông tin đó để quyết định loại thể loại sách đặc biệt phù hợp. Cuối cùng, con của bạn sẽ được nhớ lại chi tiết từ cuốn sách khác trong cùng thể loại, tạo các kết nối giữa cả hai. Hoạt động đơn giản này có thể mất 5-10 giây thời gian của bạn sau khi đọc một cuốn sách nhưng chắc chắn sẽ phát triển sự suy nghĩ và xử lý trong đó não trẻ!
Ngoài ra, điều quan trọng cần lưu ý là không phải tất cả các sách sẽ phù hợp với một trong những thể loại này, đặc biệt là những cuốn sách liên quan đến phát âm. Chúng ta chỉ nên áp dụng bài tập này với các sách văn học chất lượng cao của trẻ em, không phải với những cuốn sách đang cố gắng giúp con phát âm. Hầu hết các truyện tranh được tìm thấy trong thư viện của trẻ em sẽ phù hợp với một trong những thể loại này. 
Hãy nhớ rằng, mục tiêu của chúng ta là giúp trẻ học cách hiểu những gì chúng đang đọc ... thay vì nếu chỉ đọc không sẽ giúp ích rất ít cho trẻ. Khi chúng ta khuyến khích con trẻ suy nghĩ và xử lý các cuốn sách chúng ta hãy cùng đọc lại với trẻ.

7. Từ đồng âm 
Để đơn giản, nhóm từ là những từ có cùng vần điệu. Dạy trẻ nhóm từ đồng âm là một hoạt động nhận thức ngữ âm giúp trẻ em xem các mẫu trong việc đọc. Đây là một kỹ năng quan trọng vì nó cho phép trẻ em để bắt đầu "đọc" bằng cách nhóm các bộ ký tự trong một từ. Phần đầu tiên của một từ được gọi là sự âm đầu và phần cuối của từ đó thuận tiện gọi là âm cuối. Từ đồng âm là những từ có cùng âm cuối với nhau
Một khi con của bạn nhận ra từ "lau", sau đó ông sẽ có một lợi thế để đọc tất cả các từ khác có cùng vần “au” bởi vì chỉ có một vài chữ cái đang thay đổi. Thêm vào đó, nhận thức từ đồng âm là một kỹ năng ngôn ngữ tuyệt vời bên trong bản chất

8. Nhận thức âm vị và ngữ âm
"Âm vị" là những âm thanh nhỏ nhất trong ngôn ngữ. Những âm thanh được tạo thành từ các phụ âm, nguyên âm ngắn, nguyên âm dài và chữ ghép. "Nhận thức về âm vị" bao gồm học những âm thanh và làm thế nào để vận dụng chúng trong một từ. 
Ngữ âm bao gồm việc học cách đánh vần những âm thanh và nắm vững các quy luật. Ngữ âm là một thành phần quan trọng của việc đọc / chính tả, nhưng nó không bao giờ nên là trọng tâm chính. Một lần nữa, chúng ta đang tìm cách để cân bằng "chương trình" để trẻ có thể biết đọc và hiểu là kết quả cuối cùng. Học tập các quy tắc của ngữ âm chỉ đơn giản là một công cụ giúp một đứa trẻ học để giải mã và đánh vần. 

9 . Giải mã
Giải mã thường được gọi là "âm thanh." Đây là một yếu tố quan trọng trong việc dạy con của bạn để đọc, nhưng chắc chắn nó không phải là quan trọng nhất. Khi con bạn biết những âm thanh mỗi chữ cái làm (được giảng dạy trong thực tế, tình huống có ý nghĩa), bé đã sẵn sàng để bắt đầu ghép các từ với nhau. Khi nhìn vào một từ ngắn, khuyến khích bé những âm riêng biệt và sau đó ghép chúng lại với nhau
Khi trẻ giải mã các từ với tần suất nhiều hơn, chúng sẽ trở nên thành thạo hơn trong tự động xác định từ đó. Đôi khi công việc này là tẻ nhạt, vì vậy điều quan trọng là phải tìm cách sáng tạo để làm cho nó vui vẻ. 

10. Những từ phổ biến và quan trọng.
Những từ phổ biến thường rất khó để giải mã ra từng từ bởi chúng không có quy luật gì cả. Bởi vì điều này, trẻ phải được ghi nhớ. Như tôi đã chia sẻ với bạn trước đây, tôi không phải là một người ủng hộ việc học thuộc lòng cho học tập bởi vì tôi cảm thấy nó chỉ sử dụng mức thấp nhất của quá trình nhận thức. Tuy nhiên, việc ghi nhớ những từ này để cho con của bạn để trở thành một người đọc thông thạo. 
Tóm lại, 10 cách trên đây là một số gợi ý thực tế bạn có thể thực hiện hàng giúp trẻ biết đọc. Rõ ràng, bạn không thể thực hiện tất cả những lời khuyên với trẻ em ở mọi lứa tuổi, vì vậy sử dụng những gì chúng ta cho là là tốt nhất cho con 
• Đọc cho con bạn mỗi ngày!
• Đặt câu hỏi con bạn trước, trong, và sau khi đọc.
• Hãy để con bạn nhìn thấy bạn đọc.
• Tìm kiếm các chữ cái trong khi ra ngoài và trong môi trường xung quanh bạn.
• Khi dạy chữ và âm thanh, liên kết càng nhiều giác quan càng tốt.
• Đọc nhiều sách và làm một trò chơi của thể loại đoán.
• Hãy sử dụng vần điệu vui vẻ!
• Làm việc với âm thanh chữ cái và điều khiển chúng trong vòng từ (nhận thức ngữ âm)
• Khuyến khích con bạn nghe được các từ ngắn (phụ âm, nguyên âm, phụ âm).
• Thực hành ghi nhớ một vài từ thông dụng mỗi ngày.
• Trên tất cả, hãy cùng nhau vui vẻ.

Nguồn: Yêu con(lược dịch)
https://www.facebook.com/yeuthuongco...type=1&theater

Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2015

KHI NÀO KHÔNG NÊN CHO TRẺ ĂN TRỨNG?

Trứng là loại thực phẩm bổ dưỡng, dễ tìm, dễ nấu và cũng dễ ăn nên luôn có trong thực đơn của mọi gia đình. Tuy nhiên, không phải lúc nào ăn trứng cũng là bổ. Liên quan đến loại thức ăn này đã có nhiều quan niệm sai lầm tồn tại khá lâu theo thời gian, trong cộng đồng trước khi được cải chính.

Ngày nay, các chuyên gia khuyên chúng ta:

Không cho con ăn trứng trước khi bé được ít nhất 6 tháng tuổi và bắt đầu tập ăn dặm - khi này hệ tiêu hóa của con chưa trưởng thành và hệ miễn dịch của bé còn yếu, không chỉ trứng mà các loại thực phẩm khác bạn cũng chưa nên cho bé làm quen, hãy để bé "trung thành" với sữa mẹ hoặc sữa công thức mà thôi. Thậm chí, nhiều chuyên gia còn cho rằng trứng gà là loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao (với các loại protein bổ dưỡng có trong trứng) nên khuyên các bố mẹ không cho con ăn trứng và các món ăn làm từ trứng khi bé chưa đầy 1 tuổi.

Khi mới tập ăn, mẹ không nên cho bé ăn lòng trắng mà chỉ ăn khoảng nửa lòng đỏ mỗi lần, không ăn quá 3 lần/tuần; khoảng 2 tháng sau thì có thể cho bé ăn mỗi lần 1 lòng đỏ, và cũng chỉ ăn khoảng 3 lần/tuần; sau khi bé được hơn 1 tuổi thì có thể cho bé ăn cả lòng trắng trứng. Và trong giai đoạn đầu đời này, mẹ nên chế biến trứng chung trong món ăn thay vì luộc và cho con ăn riêng vì làm như vậy sẽ dễ khiến bé bị nghẹn.

Lưu ý: chỉ cho bé ăn trứng đã được nấu chín chứ không theo quan niệm ăn trứng sống cho bổ dưỡng, vì trứng sống có thể chứa những vi khuẩn (đặc biệt là salmonella) không tốt cho sức khỏe của bé, không chỉ vậy còn chứa một số chất làm cản trở hấp thu dinh dưỡng.


(Ảnh: Internet)

Nhìn chung, sau khi được 2 tuổi trở lên, bé đã có thể ăn trứng một cách thoải mái như người lớn, tuy nhiên đó là trong điều kiện bình thường và bé có sức khỏe tốt. Ngược lại, có những trường hợp bạn hết sức lưu ý không nên cho con (và cả bản thân cũng vậy) ăn trứng, đó là:

Khi bé đang bị ốm (cảm, sốt…) - Các loại protein có trong quả trứng (như albumin và ovoglobumin) được hấp thu gần như hoàn toàn vào cơ thể và tạo nên nhiều nhiệt lượng. Trong khi thân nhiệt của bé vốn đã cao, việc ăn trứng như vậy không bổ chút nào mà còn đổ thêm dầu vào lửa.

Kể cả sau khi vừa hết ốm, việc ăn trứng cũng chưa hẳn đã tốt vì vỏ trứng có nhiều lỗ nhỏ li ti khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào trong trứng. Trong điều kiện cơ thể chúng ta khỏe mạnh thì không sao, nhưng khi vừa ốm dậy, hệ miễn dịch vẫn còn yếu thì có thể sẽ lại tiếp tục “ngã gục” trước những kẻ gây hại tí hon này.

Khi bé bị đau bụng, tiêu chảy mà cho ăn trứng cũng có thể làm tình trạng thêm trầm trọng vì trứng thật ra không hề dễ tiêu chút nào.

Ngoài ra, trong trứng còn chứa nhiều cholesterol và chất béo bão hòa nên nếu bé bị các vấn đề tim mạch, bị thừa cân, béo phì, bị tiểu đường... thì bạn cũng cần hạn chế cho bé ăn trứng nhé!
Nguồn: http://www.webtretho.com/