Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

TẠI SAO LẠI DẠY TRẺ NHỎ HỌC TOÁN?

Có 2 lý do vô cùng quan trọng.

Thứ nhất làm toán là một trong số những chức năng cao nhất của não bộ con người – trong số tất cả các sinh vật trên thế giới, chỉ có con người mới có khả năng làm toán. Làm toán là một trong số những chức năng quan trọng nhất của cuộc sống. Trong cuộc đời mỗi con người, mọi thứ đều liên quan đến Toán học. Toán học làm cuộc sống con người trở nên văn minh hơn.  Ở trường, mỗi ngày trẻ phải đối mặt với những vấn đề liên quan đến toán học, cũng như các bà nội trợ, những người bán hàng hay các nhà khoa học vũ trụ.
Lý do thứ hai thâm chí quan trọng hơn rất nhiều. Những đứa trẻ học toán càng sớm càng tốt bởi những tác động của việc học Toán lên sự phát triển về mặt thể chất của bản thân não bộ và những sản phẩm của bản thân não bộ đó – cái mà ta gọi là trí thông minh. Tức là học Toán tác động lên quá trình phát triển của não bộ và giúp con thông minh hơn.

Những con số mà chúng ta nhìn thấy hàng ngày – các con số 45, 100... là ký hiệu. Trong khi trẻ sẽ được bắt đầu học với Chấm – thể hiện rõ bản chất của số lượng. Có 45 chấm thì số lượng sẽ là 45, 100 thì sẽ là có 100 chấm. Đó là giá trị thật, bản chất của số lượng. Và trẻ sẽ được học và trẻ nhận ra điều đó. Não trẻ được kích thích, dạy trẻ càng sớm sẽ tạo những ưu thế vượt trội, trẻ sẽ thực sự nắm được cốt lõi của Toán học.
Não bộ cũng như các cơ bắp, chỉ phát triển khi được sử dụng
Chúng ta được sinh ra với một món quà tuyệt vời là bộ não con người, nhưng bộ não sẽ không trở thành món quà tuyệt vời nếu chúng ta không sử dụng chúng. Trí thông minh có được hay không là kết quả của tư duy, suy nghĩ. Toán học là biện pháp tối ưu để lưu trữ các thông tin vào não bộ và cũng là phương pháp tư duy tối ưu.

Trẻ nhỏ có thể học Toán

Chúng ta có thể dạy cho trẻ con mọi điều và chúng sẽ tiếp thu rất nhanh. Ngôn ngữ, âm nhạc, hay những con số cũng vậy. Trẻ càng nhỏ càng làm tốt điều này. Chúng ta khôn ngoan hơn khi lớn lên nhưng càng nhỏ thì khả năng tiếp nhận và lưu trữ thông tin của chúng ta càng dễ dàng hơn.

Nếu chúng ta dạy trẻ các sự việc, trẻ sẽ nhận thức được các quy tắc. Đây là một chức năng của não bộ, trẻ có khả năng làm được điều đó. Khi chúng ta dạy trẻ các thông tin toán học, chúng sẽ tự rút ra được các quy luật.
Chúng ta, người lớn thường dạy trẻ những ý kiến của chúng ta, hơn là những gì thực sự tồn tại. Trẻ con học nói hàng ngàn từ trước khi chúng lên 3 tuổi. Và chúng ta có thể dạy trẻ học đọc. Trẻ con cũng có thể làm toán nhanh và dễ dàng hơn người lớn. Và chúng ta có thể tạo ra môi trường, dạy trẻ tất cả những điều đó.
Nếu đã biết trẻ nhỏ nên học Toán, và tin tưởng rằng trẻ nhỏ hoàn toàn có thể học toán, tại sao các bậc cha mẹ lại không mau chóng cho con cơ hội để con được phát triển trí thông minh của con và thỏa mãn niềm khát khao được học tập vô bờ bến của trẻ nhỏ!

Theo: glenndomanvietnam.com

TUYỂN KẾ TOÁN VĂN PHÒNG

Công Ty TNHH BPH Việt Nam là công ty uy tín hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ giáo dục chất lượng cao cho các trường mầm non và phổ thông trung học trong TP Hà Nội. Với sứ mệnh kết hợp các phương pháp giảng dạy hiện đại của thế giới cùng với nhà trường và gia đình để góp phần đào tạo nên thế hệ trẻ tài năng tương lai của Việt Nam, vừa có đức - vừa có tài.
Công ty đang cần tuyển vị trí: Kế toán văn phòng.

Mô tả công việc
- Chịu trách nhiệm tính lương và các khoản trích theo lương cho toàn NV.
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của toàn bộ chứng từ.
- Lập các báo cáo tài chính theo các mẫu biểu do Nhà nước quy định.
- Tổ chức lưu trữ hồ sơ, hợp đồng, chứng từ kế toán.
- Tham gia quản lý giáo viên của Công ty.
- Sắp xếp lịch học của các trường phụ trách.
- Công việc hành chính, văn phòng khác.
- Thực hiện các công việc khác khi cấp trên giao phó.
- Công việc chi tiết sẽ trao đổi thêm khi phỏng vấn.

- Ưu tiên các bạn yêu thích và có hiểu biết về lĩnh vực giáo dục Mầm non, Quản lý giáo dục.

Yêu cầu :
- Tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học chuyên ngành kế toán.
- Tin học văn phòng thành thạo.
- Ứng dụng tốt phần mềm Excel trong tính toán.

Quyền lợi được hưởng:
- Được hưởng lương cứng, quy chế tăng lương theo quy định của công ty.
- Được đóng BHYT, BHXH theo quy định của luật lao động Việt Nam.- Được nghỉ phép, du lịch cùng công ty,...
- Bằng cấp liên quan ( photo)
- Đơn xin việc (Viết bằng tay)
- 02 ảnh 3x 4
- Bằng cấp và chứng chỉ liên quan


Hồ sơ:
- Sơ yếu lý lịch
- CMND (photo).
- CV (Tiêu đề ghi rõ kinh nghiệm, vị trí mong muốn làm việc).
- Liên hệ:
0972 638 615 (Ms Dung)
(Hồ sơ gửi trước qua email, gọi điện giờ hành chính).
Email: viettalentkids@gmail.com

Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014

ỨNG DỤNG ĐÁNH GIÁ TRÍ THÔNG MINH TRONG VIỆC GIÁO DỤC TRẺ NHỎ



Trí thông minh được dùng để giải quyết nhiều vấn đề, cũng có thể mang lại cho mọi người niềm vui vào bất kỳ thời khắc nào, nhưng phẩm chất của trí thông minh ở trẻ nhỏ chưa được định hình ngay từ nhỏ. Mặc dù cánh cửa phát triển trí thông minh đa dạng không phải đóng lại, nhưng tất cả trí thông minh đều từ giai đoạn đầu của đời người mà phát triển nên. Ở thời ấu thơ là thời kỳ phát triển trí thông minh, có thể phát triển trẻ mang trí thông minh bác học sau này, hoặc cũng có thể phát triển trí thông minh ấy để sống một cách vui vẻ.

Bởi vì trẻ có 8 loại trí thông minh khác nhau, nên bố mẹ cần căn cứ vào mỗi kiểu thông minh để cho trẻ những trải nghiệm, hoàn cảnh và cơ hội. Chúng ta biết rằng trẻ có sẵn năng lực nhất định ở mọi phương diện, bố mẹ có chắc đảm bảo trẻ có cơ hội tìm tòi mỗi loại trí thông minh (không chỉ giới hạn ở những cơ hội mà cha mẹ có thể dễ dàng tạo ra cho trẻ) đây là điểm hết sức quan trọng.

Dựa vào khái niệm của các trí thông minh và những hoạt động rèn luyện tương quan ở bảng dưới đây để tham khảo:


Bởi vì phụ huynh là đối tượng bắt chước của trẻ em, do đó chúng ta cần chú ý mỗi việc chúng ta làm, cần phải phát triển sự tín nhiệm của trẻ với bố mẹ. Xem tất cả những trí năng mà phụ huynh vận dụng, đứa trẻ sẽ hiểu được rằng mỗi một trí năng có giá trị của nó và mỗi trí năng đều có thể học được. Trong khi phát triển trí năng của trẻ, cần có sự tham gia của phụ huynh, có tác dụng tương trợ trẻ. Những bài học có được nhờ sự huấn luyện của chuyên gia giảng dạy và phương pháp rèn luyện trí năng nên đương nhiên rất là có ích, nhưng không có cách nào tốt bằng bố mẹ cùng học tập với trẻ.
Kiến nghị: Phụ huynh nhất thiết phải thực hiện những điều sau:
•    Mỗi 1 phụ huynh đều phải xây dựng nhận thức “Mối đứa trẻ đều có thể rất thông minh”
•    Phụ huynh cũng cần phải hiểu bản chất thực sự của trí năng trong bản thân mỗi chúng ta, xem xem những việc nào bản thân thấy thành thạo nhất, việc nào bản thân muốn trốn tránh?
 
 
Một khi bạn đã hiểu được những trí năng mà bạn có, bạn có thể trợ giúp trong việc xác nhận đứa trẻ của bạn đã chịu những ảnh hưởng nào. Không chừng những điều bạn gây ảnh hưởng đến đứa trẻ, không phải là những mặt bạn thành thạo nhất, nhưng đối với đứa trẻ mà nói, thì những mặt đó lại rất mạnh mẽ. Để đạt được mục đích này, có lẽ bạn phải mời những người bạn có chuyên môn đặc biệt của bạn hoặc những người thân thích tiếp xúc nhiều hơn 1 chút với con bạn. Hành động này sẽ giúp bồi dưỡng những cơ hội và kinh nghiệm mà trẻ cần.
 
Nguồn: Tài liệu giáo dục sớm của Viện VICER

Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2014

5 CÂU PHẢN TÁC DỤNG BỐ MẸ HAY NÓI VỚI CON

"Con nín ngay đi", "Nào, mẹ đưa con đến cho bác sĩ tiêm nhé", "Mẹ là mẹ con, bảo phải nghe"... là những câu hầu như chỉ mang lại ý nghĩa tiêu cực với trẻ.
Giao tiếp thích hợp, hiệu quả cần cho tất cả các mối quan hệ, đặc biệt là giữa bố mẹ và con cái, vì những gì bạn nói và cách bạn nói có thể tạo ra kết quả tích cực hay tiêu cực với trẻ. Và dưới đây là một số cụm từ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của con, bố mẹ nên tránh:
scoldchild-web-1373685648_500x0.jpg
Ảnh minh họa: Smartparenting.com.ph.
1. "Con đừng khóc lóc nữa" hay "Con im ngay"
Một người mẹ thường nói câu này khi cảm thấy bé đang mất bình tĩnh, dùng chiêu mè nheo hay khóc lóc để vòi vĩnh. Vì không có cách gì hiệu quả để xử lý tình huống, cách dễ nhất bạn làm thường là bảo trẻ hãy thôi ngay. Tuy nhiên cách này thường nhận được kết quả ngược với mong đợi của phụ huynh. Khi nghe câu này, trẻ sẽ cảm thấy bố mẹ mình đang mất kiểm soát và chúng coi đây là cơ hội để tiếp tục khóc lóc hay mè nheo đòi thứ mình muốn.
Cách tốt nhất để giữ bình tĩnh bất cứ khi nào một cơn mè nheo xảy ra, đặc biệt ở nơi công cộng, là đưa trẻ ra khỏi nơi xảy ra sự việc, nói với trẻ rằng chúng ta sẽ nói chuyện với bé khi con ngừng khóc hay mè nheo, sau đó phớt lờ bé cho đến lúc con nín. 
2. "Không phải lúc này, mẹ đang bận"
Có những thời điểm, bạn quá bận đến mức không thể ngay lập tức trả lời con cái và chúng ta thường dùng cụm từ này. Tuy nhiên, một số trẻ có khuynh khướng đòi hỏi dai dẳng, gan lỳ. Vấn đề là cụm từ này nói với bé rằng con không quan trọng với mẹ và rằng chúng ta không có thời gian cho con. Điều đó có thể khiến bé thêm ngoan cố và thậm chí là nổi cơn giận dỗi để thu hút sự chú ý.
Để tránh điều này, cách khác tốt hơn là nói chuyện thẳng thắn với con và bảo bé rằng bố mẹ muốn lắng nghe yêu cầu của con nhưng lúc này có việc khẩn cấp cần giải quyết. Hãy đưa ra lịch hẹn cụ thể với con, chẳng hạn như 5 phút nữa, mẹ sẽ nói chuyện (hay làm điều gì đó trẻ đang muốn) với con.
3. "Mẹ nói là phải thế" hay "Mẹ không quan tâm ai bày ra, con phải dọn đi" hoặc, "Mẹ không cần biết lý do, vì mẹ là mẹ con".
Đôi khi chúng ta cảm thấy không thể nói với con rằng điều duy nhất bố mẹ có thể làm là khẳng định quyền lực làm cha mẹ của mình. Khi sử dụng những từ ra lệnh và chứng minh quyền lực này, chúng ta nhắc cho con cái biết ai là chủ và không có chỗ cho việc đàm phán hay các câu hỏi.
Trẻ có thể sẽ làm điều mẹ bảo khi bé nghe câu này nhưng nó cũng khiến chúng cảm thấy bất an về mối quan hệ bố mẹ và mình. Thực tế, một số bé, nếu không muốn nói là hầu hết trẻ, sẽ có khuynh hướng không chia sẻ mọi thứ với bố mẹ nữa. Trẻ có bệnh, chẳng hạn như tăng động giảm chú ý, có thể trở nên cư xử không đúng và có nguy cơ rối loạn cư xử vì chúng cảm thấy thất vọng vì mình không có khả năng làm theo lời bố mẹ nói.
Để tránh điều này, bố mẹ nên dùng cách khác: đưa ra phần thưởng và hậu quả đối với những nhiệm vụ họ muốn con thực hiện hoặc thay đổi hành vi không mong muốn. Điều này sẽ giảm bớt nhu cầu la rầy con của phụ huynh và trẻ sẽ dần dần biết cách làm theo các hướng dẫn khi cư xử.
4. "Nào, mẹ cho con ra ngoài kia cho cáo bắt nhé" hay "Để bố đưa con đến bác sĩ tiêm"...
Bố mẹ thường dùng những câu này dọa dẫm con, để con làm theo ý mình. Cách này có thể có tác dụng lúc đó nhưng sẽ để lại hậu quả rất tệ. Dọa đẫm một đứa trẻ có thể khiến bé khóc lóc trong sợ hãi hoặc tệ hơn, làm bé thêm lo lắng, bất an và ám ảnh đó sẽ ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ. Chẳng hạn, bé sẽ sợ hãi bác sĩ - người thực ra là giúp khám và chữa bệnh cho bé. 
Theo các chuyên gia, nên đưa ra thưởng, phạt cho các hành vi của trẻ thay vì dọa dẫm con.
5. "Con mặc cái gì thế này"
Khi trẻ lớn bắt đầu thích thể hiện bản thân qua trang phục bằng cách mặc những bộ đồ "không giống ai", bố mẹ có thể cảm thấy lo lắng và nghĩ rằng con mình có thể bị lôi kéo vào những chú ý tiêu cực.
Với cụm từ này, trẻ có thể cảm thấy bị hiểu lầm và nghĩ bố mẹ không hiểu thế hệ mình. Tệ hơn, trẻ có thể cảm thấy bố mẹ đang cố gắng hạn chế sự độc lập của mình. Hầu hết trẻ sẽ phớt lờ bố mẹ và tiếp tục mặc đồ mình chọn, vẫn theo kiểu trên.
Với bố mẹ, chúng ta nên nhớ rằng khi trẻ lớn lên, việc chúng khẳng định sự độc lập và cá tính của mình là hoàn toàn bình thườngTrưởng thành nghĩa là khám phá thế giới. Thay vì chỉ trích, bạn nên giải thích tại sao một số trang phục không phù hợp với một số tình huống nhất định và tại sao bạn không muốn con mặc kiểu đó.
Vương Linh (theo Smartparenting)
 

Thứ Bảy, 6 tháng 12, 2014

MỘT VÀI CÁCH MẸ CÓ THỂ DẠY ĐỂ CON BIẾT CHỮ SỚM

Bạn biết gì về sự phát triển ngôn ngữ sớm và biết chữ sớm?

Sự phát triển ngôn ngữ sớm và biết chữ sớm (đọc và viết) được bắt đầu ngay từ 3 năm đầu đời của trẻ và gắn liền với những tiếp xúc sớm như sách, truyện. Sự tương tác mà trẻ được trải nghiệm với sách, bút, màu... cùng với người lớn một cách thường xuyên giúp xây dựng nền tảng cho việc phát triển ngôn ngữ, kỹ năng đọc và viết. Biết chữ sớm là một trong những nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành chất lượng của não bộ.

Một vài cách mẹ có thể dạy để con biết chữ sớm 1

Những nghiên cứu gần đây của Trung Tâm Y  Khoa thuộc Đại Học Boston kết hợp với Học viện Erikson đã chứng minh về sự tương tác hỗ trợ lẫn nhau giữa quá trình học nói và học ngôn ngữ viết được bắt đầu từ khi trẻ còn ẵm ngửa. Chúng ta biết rằng trẻ hình thành ý thức về ngôn ngữ, đọc và nói từ rất sớm trước khi chúng đi học. Trẻ học nói, đọc, viết thông qua các trải nghiệm ngôn ngữ xã hội khi người lớn hoặc trẻ lớn tuổi hơn tương tác với chúng thông qua việc sử dụng sách và các phương tiệnngôn ngữ khác như báo chí, biển hiệu...

Các nghiên cứu chỉ ra rằng:

- Ngôn ngữ, kỹ năng đọc và viết phát triển cùng lúc và liên quan mật thiết tới nhau.
- Phát triển kỹ năng biết chữ sớm là một trong các bước phát triển liên tục của não bộ được bắt đầu ngay từ những năm tháng đầu đời.
- Phát triển kỹ năng ngôn ngữ sớm thông qua các tương tác tích cực với các tài liệu ngôn ngữ và với người khác.

Biết chữ sớm không có nghĩa là dạy đọc sớm

Hiểu biết về sự phát triển ngôn ngữ sớm và biết chữ sớm mang lại những cách nhìn mới trong việc giúp trẻ học nói, đọc và viết. Tuy nhiên điều đó không biện hộ cho việc dạy đọc đối với trẻ nhỏ. Nếu ép trẻ dưới 1 tuổi và trẻ trong độ tuổi chập chững biết đi học đọc bằng cách áp dụng hình mẫu giáo dục của người lớn (ví dụ như việc học đọc và viết thực sự) là cách làm không phù hợp.

Biết chữ sớm nhấn mạnh tới các kỹ năng hấp thu một cách tự nhiên và linh hoạt thông qua việc thưởng thức những cuốn sách, qua những tương tác tích cực giữa trẻ và người lớn, và những trải nghiệm giàu tính ngôn ngữ. Áp dụng cách dạy ngôn ngữ máy móc, cứng nhắc đối với trẻ chưa sẵn sàng cho việc học đọc gây ra những tác động xấu và làm tổn thương sự phát triển ngôn ngữ của trẻ dẫn tới thất bại trong giáo dục ngôn ngữ sớm.

Một vài cách mẹ có thể dạy để con biết chữ sớm 2

Trẻ sơ sinh và trẻ trong độ tuổi chập chững đi có thể làm gì để phát triển ngôn ngữ sớm

Biết chữ sớm là nhân tố cốt yếu trong phát triển ngôn ngữ và nên được các bậc phụ huynh quan tâm. Thông qua việc tập trung vào tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ trong những năm đầu đời, việc tương tác giữa trẻ với sách và truyện mang một ý nghĩa mới. Việc bé khám phá và chơi với sách, hát bài hát thiếu nhi, nghe kể chuyện, nhận biết chữ, viết ra những nét bút nghuệc ngoạc... tất cả đều là hành vi xây dựng và phát triển nền tảng ngôn ngữ.

Những hành vi ngôn ngữ sớm

Hành vi đối xử với sách: Hành vi liên quan đến thao tác bằng tay của bé hoặc cách bé xử lý một quyển sách như: mở sách, lật trang và thậm chí là nhai sách.

Nhìn và nhận biết: Hành vi liên quan đến việc bé chú ý và phản ứng như thế nào với các bức tranh trong sách, ví dụ như nhìn chăm chú hoặc cười với bức tranh bé thích, các hành động cho thấy bé bắt đầu hiểu bức tranh trong sách như chỉ tay vào hình ảnh của vật thân quen.

Hiểu tranh và chuyện: Hành vi thể hiện bé hiểu hình ảnh và tình tiết câu chuyện như bắt chước hành động bé nhìn thấy trong hình hoặc nói về tình tiết của câu chuyện.

Hành vi đọc truyện: Hành vi bập bẹ như giả vờ đọc sách hoặc di chuyển ngón tay theo các chữ trong truyện.

Bé thích sách gì

Bé 0-6 tháng tuổi:

- Sách có hình ảnh lớn, đơn giản, nhiều màu sắc.

Bé 6-12 tháng tuổi:

- Sách tranh có trang dày, có thể treo lên hoặc bày trên sàn nhà.
- Sách có tranh hình em bé, hình các đồ vật, con vật quen thuộc.
- Album ảnh gia đình và bạn bè.

Bé 12-24 tháng tuổi:

- Sách tranh màu bé có thể mang theo: sách các con vật, sách có hình các em bé làm những hành động quen thuộc như chơi, ngủ...
- Sách truyện đọc trước khi đi ngủ.
- Sách có nội dung hội thoại đơn giản như chào hỏi, tạm biệt.
- Sách có chữ cỡ to trên mỗi trang, tốt nhất là chữ có vần như thơ vè.

Bé 2-3 tuổi

- Sách kể về các câu chuyện có nội dung đơn giản.
- Thơ, vè có nhịp điều, vần ngắn gọn đơn giản để bé có thể học thuộc.
- Sách đọc trước khi đi ngủ.
- Sách đếm số, chữ cái abc, nhận biết hình khối, kích cỡ.
- Sách về các con vật, phương tiện giao thông, rau củ, dụng cụ nhà bếp....
- Sách có hình các nhân vật hoạt hình yêu thích.
- Sách truyện có hội thoại đơn giản.

Một vài cách mẹ có thể dạy để con biết chữ sớm 3

Những cách cùng bé đọc sách

- Cùng xem, đọc sách với bé mỗi ngày bất cứ lúc nào, ở đâu: lúc chơi, trước khi đi ngủ, trên xe bus...
- Hãy vui vẻ: Bé học bắt đầu từ thái độ yêu sách của bạn. Luôn vui vẻ khi cùng bé xem sách điều này là gia vị vô cùng quan trọng khi dạy bé đọc.
- Chỉ cần một vài phút thôi cũng tốt - Đừng lo lắng khi bạn không đọc hết câu chuyện. Khi bé lớn hơn bé sẽ tập trung thời gian lâu hơn.
- Hãy nói và hát về hình ảnh trong sách: Đôi khi bạn không nhất thiết phải đọc câu chuyện, thay vào đó bạn có thể nói hoặc hát 1 bài trong khi chỉ cho bé xem tranh.
- Hãy để cho bé tự lật trang: Bé cần những trang sách dày cứng và giúp bé lật trang, nhưng đến khi 3 tuổi bé đã có thể tự lật trang thành thạo. Hãy để cho bé tự lật trang dù bé lật nhiều trang 1 lần.
- Cho bé xem trang bìa: giải thích ngắn gọn cho bé cuốn sách kể về chuyện gì trong khi chỉ.
- Chỉ cho bé xem chữ: Di chuyển ngón tay theo từng chữ bạn đọc từ trái qua phải
- Làm cho câu chuyện sống động: đọc, kể chuyện bằng giọng điệu sáng tạo cho từng nhân vật và dùng cả ngôn ngữ cơ thể để minh họa.
- Hỏi bé vể câu chuyện đồng thời khuyến khích bé đặt câu hỏi
- Khuyến khích bé kể lại câu chuyện: trẻ từ 3 tuổi đã có khả năng ghi nhớ một câu chuyện, và nhiều bé còn thích sáng tạo khi kể chuyện nữa đấy.

Nguồn afamily.vn