Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

TẠI SAO LẠI DẠY TRẺ NHỎ HỌC TOÁN?

Có 2 lý do vô cùng quan trọng.

Thứ nhất làm toán là một trong số những chức năng cao nhất của não bộ con người – trong số tất cả các sinh vật trên thế giới, chỉ có con người mới có khả năng làm toán. Làm toán là một trong số những chức năng quan trọng nhất của cuộc sống. Trong cuộc đời mỗi con người, mọi thứ đều liên quan đến Toán học. Toán học làm cuộc sống con người trở nên văn minh hơn.  Ở trường, mỗi ngày trẻ phải đối mặt với những vấn đề liên quan đến toán học, cũng như các bà nội trợ, những người bán hàng hay các nhà khoa học vũ trụ.
Lý do thứ hai thâm chí quan trọng hơn rất nhiều. Những đứa trẻ học toán càng sớm càng tốt bởi những tác động của việc học Toán lên sự phát triển về mặt thể chất của bản thân não bộ và những sản phẩm của bản thân não bộ đó – cái mà ta gọi là trí thông minh. Tức là học Toán tác động lên quá trình phát triển của não bộ và giúp con thông minh hơn.

Những con số mà chúng ta nhìn thấy hàng ngày – các con số 45, 100... là ký hiệu. Trong khi trẻ sẽ được bắt đầu học với Chấm – thể hiện rõ bản chất của số lượng. Có 45 chấm thì số lượng sẽ là 45, 100 thì sẽ là có 100 chấm. Đó là giá trị thật, bản chất của số lượng. Và trẻ sẽ được học và trẻ nhận ra điều đó. Não trẻ được kích thích, dạy trẻ càng sớm sẽ tạo những ưu thế vượt trội, trẻ sẽ thực sự nắm được cốt lõi của Toán học.
Não bộ cũng như các cơ bắp, chỉ phát triển khi được sử dụng
Chúng ta được sinh ra với một món quà tuyệt vời là bộ não con người, nhưng bộ não sẽ không trở thành món quà tuyệt vời nếu chúng ta không sử dụng chúng. Trí thông minh có được hay không là kết quả của tư duy, suy nghĩ. Toán học là biện pháp tối ưu để lưu trữ các thông tin vào não bộ và cũng là phương pháp tư duy tối ưu.

Trẻ nhỏ có thể học Toán

Chúng ta có thể dạy cho trẻ con mọi điều và chúng sẽ tiếp thu rất nhanh. Ngôn ngữ, âm nhạc, hay những con số cũng vậy. Trẻ càng nhỏ càng làm tốt điều này. Chúng ta khôn ngoan hơn khi lớn lên nhưng càng nhỏ thì khả năng tiếp nhận và lưu trữ thông tin của chúng ta càng dễ dàng hơn.

Nếu chúng ta dạy trẻ các sự việc, trẻ sẽ nhận thức được các quy tắc. Đây là một chức năng của não bộ, trẻ có khả năng làm được điều đó. Khi chúng ta dạy trẻ các thông tin toán học, chúng sẽ tự rút ra được các quy luật.
Chúng ta, người lớn thường dạy trẻ những ý kiến của chúng ta, hơn là những gì thực sự tồn tại. Trẻ con học nói hàng ngàn từ trước khi chúng lên 3 tuổi. Và chúng ta có thể dạy trẻ học đọc. Trẻ con cũng có thể làm toán nhanh và dễ dàng hơn người lớn. Và chúng ta có thể tạo ra môi trường, dạy trẻ tất cả những điều đó.
Nếu đã biết trẻ nhỏ nên học Toán, và tin tưởng rằng trẻ nhỏ hoàn toàn có thể học toán, tại sao các bậc cha mẹ lại không mau chóng cho con cơ hội để con được phát triển trí thông minh của con và thỏa mãn niềm khát khao được học tập vô bờ bến của trẻ nhỏ!

Theo: glenndomanvietnam.com

TUYỂN KẾ TOÁN VĂN PHÒNG

Công Ty TNHH BPH Việt Nam là công ty uy tín hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ giáo dục chất lượng cao cho các trường mầm non và phổ thông trung học trong TP Hà Nội. Với sứ mệnh kết hợp các phương pháp giảng dạy hiện đại của thế giới cùng với nhà trường và gia đình để góp phần đào tạo nên thế hệ trẻ tài năng tương lai của Việt Nam, vừa có đức - vừa có tài.
Công ty đang cần tuyển vị trí: Kế toán văn phòng.

Mô tả công việc
- Chịu trách nhiệm tính lương và các khoản trích theo lương cho toàn NV.
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của toàn bộ chứng từ.
- Lập các báo cáo tài chính theo các mẫu biểu do Nhà nước quy định.
- Tổ chức lưu trữ hồ sơ, hợp đồng, chứng từ kế toán.
- Tham gia quản lý giáo viên của Công ty.
- Sắp xếp lịch học của các trường phụ trách.
- Công việc hành chính, văn phòng khác.
- Thực hiện các công việc khác khi cấp trên giao phó.
- Công việc chi tiết sẽ trao đổi thêm khi phỏng vấn.

- Ưu tiên các bạn yêu thích và có hiểu biết về lĩnh vực giáo dục Mầm non, Quản lý giáo dục.

Yêu cầu :
- Tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học chuyên ngành kế toán.
- Tin học văn phòng thành thạo.
- Ứng dụng tốt phần mềm Excel trong tính toán.

Quyền lợi được hưởng:
- Được hưởng lương cứng, quy chế tăng lương theo quy định của công ty.
- Được đóng BHYT, BHXH theo quy định của luật lao động Việt Nam.- Được nghỉ phép, du lịch cùng công ty,...
- Bằng cấp liên quan ( photo)
- Đơn xin việc (Viết bằng tay)
- 02 ảnh 3x 4
- Bằng cấp và chứng chỉ liên quan


Hồ sơ:
- Sơ yếu lý lịch
- CMND (photo).
- CV (Tiêu đề ghi rõ kinh nghiệm, vị trí mong muốn làm việc).
- Liên hệ:
0972 638 615 (Ms Dung)
(Hồ sơ gửi trước qua email, gọi điện giờ hành chính).
Email: viettalentkids@gmail.com

Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014

ỨNG DỤNG ĐÁNH GIÁ TRÍ THÔNG MINH TRONG VIỆC GIÁO DỤC TRẺ NHỎ



Trí thông minh được dùng để giải quyết nhiều vấn đề, cũng có thể mang lại cho mọi người niềm vui vào bất kỳ thời khắc nào, nhưng phẩm chất của trí thông minh ở trẻ nhỏ chưa được định hình ngay từ nhỏ. Mặc dù cánh cửa phát triển trí thông minh đa dạng không phải đóng lại, nhưng tất cả trí thông minh đều từ giai đoạn đầu của đời người mà phát triển nên. Ở thời ấu thơ là thời kỳ phát triển trí thông minh, có thể phát triển trẻ mang trí thông minh bác học sau này, hoặc cũng có thể phát triển trí thông minh ấy để sống một cách vui vẻ.

Bởi vì trẻ có 8 loại trí thông minh khác nhau, nên bố mẹ cần căn cứ vào mỗi kiểu thông minh để cho trẻ những trải nghiệm, hoàn cảnh và cơ hội. Chúng ta biết rằng trẻ có sẵn năng lực nhất định ở mọi phương diện, bố mẹ có chắc đảm bảo trẻ có cơ hội tìm tòi mỗi loại trí thông minh (không chỉ giới hạn ở những cơ hội mà cha mẹ có thể dễ dàng tạo ra cho trẻ) đây là điểm hết sức quan trọng.

Dựa vào khái niệm của các trí thông minh và những hoạt động rèn luyện tương quan ở bảng dưới đây để tham khảo:


Bởi vì phụ huynh là đối tượng bắt chước của trẻ em, do đó chúng ta cần chú ý mỗi việc chúng ta làm, cần phải phát triển sự tín nhiệm của trẻ với bố mẹ. Xem tất cả những trí năng mà phụ huynh vận dụng, đứa trẻ sẽ hiểu được rằng mỗi một trí năng có giá trị của nó và mỗi trí năng đều có thể học được. Trong khi phát triển trí năng của trẻ, cần có sự tham gia của phụ huynh, có tác dụng tương trợ trẻ. Những bài học có được nhờ sự huấn luyện của chuyên gia giảng dạy và phương pháp rèn luyện trí năng nên đương nhiên rất là có ích, nhưng không có cách nào tốt bằng bố mẹ cùng học tập với trẻ.
Kiến nghị: Phụ huynh nhất thiết phải thực hiện những điều sau:
•    Mỗi 1 phụ huynh đều phải xây dựng nhận thức “Mối đứa trẻ đều có thể rất thông minh”
•    Phụ huynh cũng cần phải hiểu bản chất thực sự của trí năng trong bản thân mỗi chúng ta, xem xem những việc nào bản thân thấy thành thạo nhất, việc nào bản thân muốn trốn tránh?
 
 
Một khi bạn đã hiểu được những trí năng mà bạn có, bạn có thể trợ giúp trong việc xác nhận đứa trẻ của bạn đã chịu những ảnh hưởng nào. Không chừng những điều bạn gây ảnh hưởng đến đứa trẻ, không phải là những mặt bạn thành thạo nhất, nhưng đối với đứa trẻ mà nói, thì những mặt đó lại rất mạnh mẽ. Để đạt được mục đích này, có lẽ bạn phải mời những người bạn có chuyên môn đặc biệt của bạn hoặc những người thân thích tiếp xúc nhiều hơn 1 chút với con bạn. Hành động này sẽ giúp bồi dưỡng những cơ hội và kinh nghiệm mà trẻ cần.
 
Nguồn: Tài liệu giáo dục sớm của Viện VICER

Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2014

5 CÂU PHẢN TÁC DỤNG BỐ MẸ HAY NÓI VỚI CON

"Con nín ngay đi", "Nào, mẹ đưa con đến cho bác sĩ tiêm nhé", "Mẹ là mẹ con, bảo phải nghe"... là những câu hầu như chỉ mang lại ý nghĩa tiêu cực với trẻ.
Giao tiếp thích hợp, hiệu quả cần cho tất cả các mối quan hệ, đặc biệt là giữa bố mẹ và con cái, vì những gì bạn nói và cách bạn nói có thể tạo ra kết quả tích cực hay tiêu cực với trẻ. Và dưới đây là một số cụm từ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của con, bố mẹ nên tránh:
scoldchild-web-1373685648_500x0.jpg
Ảnh minh họa: Smartparenting.com.ph.
1. "Con đừng khóc lóc nữa" hay "Con im ngay"
Một người mẹ thường nói câu này khi cảm thấy bé đang mất bình tĩnh, dùng chiêu mè nheo hay khóc lóc để vòi vĩnh. Vì không có cách gì hiệu quả để xử lý tình huống, cách dễ nhất bạn làm thường là bảo trẻ hãy thôi ngay. Tuy nhiên cách này thường nhận được kết quả ngược với mong đợi của phụ huynh. Khi nghe câu này, trẻ sẽ cảm thấy bố mẹ mình đang mất kiểm soát và chúng coi đây là cơ hội để tiếp tục khóc lóc hay mè nheo đòi thứ mình muốn.
Cách tốt nhất để giữ bình tĩnh bất cứ khi nào một cơn mè nheo xảy ra, đặc biệt ở nơi công cộng, là đưa trẻ ra khỏi nơi xảy ra sự việc, nói với trẻ rằng chúng ta sẽ nói chuyện với bé khi con ngừng khóc hay mè nheo, sau đó phớt lờ bé cho đến lúc con nín. 
2. "Không phải lúc này, mẹ đang bận"
Có những thời điểm, bạn quá bận đến mức không thể ngay lập tức trả lời con cái và chúng ta thường dùng cụm từ này. Tuy nhiên, một số trẻ có khuynh khướng đòi hỏi dai dẳng, gan lỳ. Vấn đề là cụm từ này nói với bé rằng con không quan trọng với mẹ và rằng chúng ta không có thời gian cho con. Điều đó có thể khiến bé thêm ngoan cố và thậm chí là nổi cơn giận dỗi để thu hút sự chú ý.
Để tránh điều này, cách khác tốt hơn là nói chuyện thẳng thắn với con và bảo bé rằng bố mẹ muốn lắng nghe yêu cầu của con nhưng lúc này có việc khẩn cấp cần giải quyết. Hãy đưa ra lịch hẹn cụ thể với con, chẳng hạn như 5 phút nữa, mẹ sẽ nói chuyện (hay làm điều gì đó trẻ đang muốn) với con.
3. "Mẹ nói là phải thế" hay "Mẹ không quan tâm ai bày ra, con phải dọn đi" hoặc, "Mẹ không cần biết lý do, vì mẹ là mẹ con".
Đôi khi chúng ta cảm thấy không thể nói với con rằng điều duy nhất bố mẹ có thể làm là khẳng định quyền lực làm cha mẹ của mình. Khi sử dụng những từ ra lệnh và chứng minh quyền lực này, chúng ta nhắc cho con cái biết ai là chủ và không có chỗ cho việc đàm phán hay các câu hỏi.
Trẻ có thể sẽ làm điều mẹ bảo khi bé nghe câu này nhưng nó cũng khiến chúng cảm thấy bất an về mối quan hệ bố mẹ và mình. Thực tế, một số bé, nếu không muốn nói là hầu hết trẻ, sẽ có khuynh hướng không chia sẻ mọi thứ với bố mẹ nữa. Trẻ có bệnh, chẳng hạn như tăng động giảm chú ý, có thể trở nên cư xử không đúng và có nguy cơ rối loạn cư xử vì chúng cảm thấy thất vọng vì mình không có khả năng làm theo lời bố mẹ nói.
Để tránh điều này, bố mẹ nên dùng cách khác: đưa ra phần thưởng và hậu quả đối với những nhiệm vụ họ muốn con thực hiện hoặc thay đổi hành vi không mong muốn. Điều này sẽ giảm bớt nhu cầu la rầy con của phụ huynh và trẻ sẽ dần dần biết cách làm theo các hướng dẫn khi cư xử.
4. "Nào, mẹ cho con ra ngoài kia cho cáo bắt nhé" hay "Để bố đưa con đến bác sĩ tiêm"...
Bố mẹ thường dùng những câu này dọa dẫm con, để con làm theo ý mình. Cách này có thể có tác dụng lúc đó nhưng sẽ để lại hậu quả rất tệ. Dọa đẫm một đứa trẻ có thể khiến bé khóc lóc trong sợ hãi hoặc tệ hơn, làm bé thêm lo lắng, bất an và ám ảnh đó sẽ ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ. Chẳng hạn, bé sẽ sợ hãi bác sĩ - người thực ra là giúp khám và chữa bệnh cho bé. 
Theo các chuyên gia, nên đưa ra thưởng, phạt cho các hành vi của trẻ thay vì dọa dẫm con.
5. "Con mặc cái gì thế này"
Khi trẻ lớn bắt đầu thích thể hiện bản thân qua trang phục bằng cách mặc những bộ đồ "không giống ai", bố mẹ có thể cảm thấy lo lắng và nghĩ rằng con mình có thể bị lôi kéo vào những chú ý tiêu cực.
Với cụm từ này, trẻ có thể cảm thấy bị hiểu lầm và nghĩ bố mẹ không hiểu thế hệ mình. Tệ hơn, trẻ có thể cảm thấy bố mẹ đang cố gắng hạn chế sự độc lập của mình. Hầu hết trẻ sẽ phớt lờ bố mẹ và tiếp tục mặc đồ mình chọn, vẫn theo kiểu trên.
Với bố mẹ, chúng ta nên nhớ rằng khi trẻ lớn lên, việc chúng khẳng định sự độc lập và cá tính của mình là hoàn toàn bình thườngTrưởng thành nghĩa là khám phá thế giới. Thay vì chỉ trích, bạn nên giải thích tại sao một số trang phục không phù hợp với một số tình huống nhất định và tại sao bạn không muốn con mặc kiểu đó.
Vương Linh (theo Smartparenting)
 

Thứ Bảy, 6 tháng 12, 2014

MỘT VÀI CÁCH MẸ CÓ THỂ DẠY ĐỂ CON BIẾT CHỮ SỚM

Bạn biết gì về sự phát triển ngôn ngữ sớm và biết chữ sớm?

Sự phát triển ngôn ngữ sớm và biết chữ sớm (đọc và viết) được bắt đầu ngay từ 3 năm đầu đời của trẻ và gắn liền với những tiếp xúc sớm như sách, truyện. Sự tương tác mà trẻ được trải nghiệm với sách, bút, màu... cùng với người lớn một cách thường xuyên giúp xây dựng nền tảng cho việc phát triển ngôn ngữ, kỹ năng đọc và viết. Biết chữ sớm là một trong những nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành chất lượng của não bộ.

Một vài cách mẹ có thể dạy để con biết chữ sớm 1

Những nghiên cứu gần đây của Trung Tâm Y  Khoa thuộc Đại Học Boston kết hợp với Học viện Erikson đã chứng minh về sự tương tác hỗ trợ lẫn nhau giữa quá trình học nói và học ngôn ngữ viết được bắt đầu từ khi trẻ còn ẵm ngửa. Chúng ta biết rằng trẻ hình thành ý thức về ngôn ngữ, đọc và nói từ rất sớm trước khi chúng đi học. Trẻ học nói, đọc, viết thông qua các trải nghiệm ngôn ngữ xã hội khi người lớn hoặc trẻ lớn tuổi hơn tương tác với chúng thông qua việc sử dụng sách và các phương tiệnngôn ngữ khác như báo chí, biển hiệu...

Các nghiên cứu chỉ ra rằng:

- Ngôn ngữ, kỹ năng đọc và viết phát triển cùng lúc và liên quan mật thiết tới nhau.
- Phát triển kỹ năng biết chữ sớm là một trong các bước phát triển liên tục của não bộ được bắt đầu ngay từ những năm tháng đầu đời.
- Phát triển kỹ năng ngôn ngữ sớm thông qua các tương tác tích cực với các tài liệu ngôn ngữ và với người khác.

Biết chữ sớm không có nghĩa là dạy đọc sớm

Hiểu biết về sự phát triển ngôn ngữ sớm và biết chữ sớm mang lại những cách nhìn mới trong việc giúp trẻ học nói, đọc và viết. Tuy nhiên điều đó không biện hộ cho việc dạy đọc đối với trẻ nhỏ. Nếu ép trẻ dưới 1 tuổi và trẻ trong độ tuổi chập chững biết đi học đọc bằng cách áp dụng hình mẫu giáo dục của người lớn (ví dụ như việc học đọc và viết thực sự) là cách làm không phù hợp.

Biết chữ sớm nhấn mạnh tới các kỹ năng hấp thu một cách tự nhiên và linh hoạt thông qua việc thưởng thức những cuốn sách, qua những tương tác tích cực giữa trẻ và người lớn, và những trải nghiệm giàu tính ngôn ngữ. Áp dụng cách dạy ngôn ngữ máy móc, cứng nhắc đối với trẻ chưa sẵn sàng cho việc học đọc gây ra những tác động xấu và làm tổn thương sự phát triển ngôn ngữ của trẻ dẫn tới thất bại trong giáo dục ngôn ngữ sớm.

Một vài cách mẹ có thể dạy để con biết chữ sớm 2

Trẻ sơ sinh và trẻ trong độ tuổi chập chững đi có thể làm gì để phát triển ngôn ngữ sớm

Biết chữ sớm là nhân tố cốt yếu trong phát triển ngôn ngữ và nên được các bậc phụ huynh quan tâm. Thông qua việc tập trung vào tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ trong những năm đầu đời, việc tương tác giữa trẻ với sách và truyện mang một ý nghĩa mới. Việc bé khám phá và chơi với sách, hát bài hát thiếu nhi, nghe kể chuyện, nhận biết chữ, viết ra những nét bút nghuệc ngoạc... tất cả đều là hành vi xây dựng và phát triển nền tảng ngôn ngữ.

Những hành vi ngôn ngữ sớm

Hành vi đối xử với sách: Hành vi liên quan đến thao tác bằng tay của bé hoặc cách bé xử lý một quyển sách như: mở sách, lật trang và thậm chí là nhai sách.

Nhìn và nhận biết: Hành vi liên quan đến việc bé chú ý và phản ứng như thế nào với các bức tranh trong sách, ví dụ như nhìn chăm chú hoặc cười với bức tranh bé thích, các hành động cho thấy bé bắt đầu hiểu bức tranh trong sách như chỉ tay vào hình ảnh của vật thân quen.

Hiểu tranh và chuyện: Hành vi thể hiện bé hiểu hình ảnh và tình tiết câu chuyện như bắt chước hành động bé nhìn thấy trong hình hoặc nói về tình tiết của câu chuyện.

Hành vi đọc truyện: Hành vi bập bẹ như giả vờ đọc sách hoặc di chuyển ngón tay theo các chữ trong truyện.

Bé thích sách gì

Bé 0-6 tháng tuổi:

- Sách có hình ảnh lớn, đơn giản, nhiều màu sắc.

Bé 6-12 tháng tuổi:

- Sách tranh có trang dày, có thể treo lên hoặc bày trên sàn nhà.
- Sách có tranh hình em bé, hình các đồ vật, con vật quen thuộc.
- Album ảnh gia đình và bạn bè.

Bé 12-24 tháng tuổi:

- Sách tranh màu bé có thể mang theo: sách các con vật, sách có hình các em bé làm những hành động quen thuộc như chơi, ngủ...
- Sách truyện đọc trước khi đi ngủ.
- Sách có nội dung hội thoại đơn giản như chào hỏi, tạm biệt.
- Sách có chữ cỡ to trên mỗi trang, tốt nhất là chữ có vần như thơ vè.

Bé 2-3 tuổi

- Sách kể về các câu chuyện có nội dung đơn giản.
- Thơ, vè có nhịp điều, vần ngắn gọn đơn giản để bé có thể học thuộc.
- Sách đọc trước khi đi ngủ.
- Sách đếm số, chữ cái abc, nhận biết hình khối, kích cỡ.
- Sách về các con vật, phương tiện giao thông, rau củ, dụng cụ nhà bếp....
- Sách có hình các nhân vật hoạt hình yêu thích.
- Sách truyện có hội thoại đơn giản.

Một vài cách mẹ có thể dạy để con biết chữ sớm 3

Những cách cùng bé đọc sách

- Cùng xem, đọc sách với bé mỗi ngày bất cứ lúc nào, ở đâu: lúc chơi, trước khi đi ngủ, trên xe bus...
- Hãy vui vẻ: Bé học bắt đầu từ thái độ yêu sách của bạn. Luôn vui vẻ khi cùng bé xem sách điều này là gia vị vô cùng quan trọng khi dạy bé đọc.
- Chỉ cần một vài phút thôi cũng tốt - Đừng lo lắng khi bạn không đọc hết câu chuyện. Khi bé lớn hơn bé sẽ tập trung thời gian lâu hơn.
- Hãy nói và hát về hình ảnh trong sách: Đôi khi bạn không nhất thiết phải đọc câu chuyện, thay vào đó bạn có thể nói hoặc hát 1 bài trong khi chỉ cho bé xem tranh.
- Hãy để cho bé tự lật trang: Bé cần những trang sách dày cứng và giúp bé lật trang, nhưng đến khi 3 tuổi bé đã có thể tự lật trang thành thạo. Hãy để cho bé tự lật trang dù bé lật nhiều trang 1 lần.
- Cho bé xem trang bìa: giải thích ngắn gọn cho bé cuốn sách kể về chuyện gì trong khi chỉ.
- Chỉ cho bé xem chữ: Di chuyển ngón tay theo từng chữ bạn đọc từ trái qua phải
- Làm cho câu chuyện sống động: đọc, kể chuyện bằng giọng điệu sáng tạo cho từng nhân vật và dùng cả ngôn ngữ cơ thể để minh họa.
- Hỏi bé vể câu chuyện đồng thời khuyến khích bé đặt câu hỏi
- Khuyến khích bé kể lại câu chuyện: trẻ từ 3 tuổi đã có khả năng ghi nhớ một câu chuyện, và nhiều bé còn thích sáng tạo khi kể chuyện nữa đấy.

Nguồn afamily.vn
 

Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

DẠY CON CÁCH CHIA SẺ

Trẻ em sẽ học được cách sẻ chia khi các bé lớn dần lên nhờ môi trường sống xung quanh mình. Hãy giúp con bạn biết cách chia sẻ với người khác và trở thành một người tốt hơn khi bé trưởng thành.

Trẻ em không phải được sinh ra đã có bản năng biết chia sẻ. Khi còn bé, con bạn không thể tự phát triển khả năng nhìn nhận thế giới và mọi sự xung quanh từ góc độ của người khác. Không có một độ tuổi cụ thể nào khiến cho các bé hết ích kỷ một cách thần kỳ và sẵn lòng sẻ chia. Biết chia sẻ là năng lực cần được xây dựng song hành cùng với sự trưởng thành, và mỗi đứa trẻ đều trưởng thành theo cách riêng của mình.

Tuy nhiên, sự ảnh hưởng tích cực từ môi trường sống có thể cho bé một hướng đi đúng đắn. Trẻ em sẽ có thể học cách sẻ chia nhanh chóng hơn nếu như bố mẹ các bé là những người biết cư xử một cách hòa thuận. Một vài bé khác thì sẽ mất nhiều thời gian hơn để học được điều này nếu bẩm sinh các bé đã có tính cách khó thay đổi.

Trẻ em sẽ học được cách sẻ chia khi các bé lớn dần lên nhờ môi trường sống xung quanh mình
Những bí quyết để dạy con cách sẻ chia

• Đừng làm cho con bạn cảm thấy bé đang có khuyết điểm trong tính cách, đừng buộc tội bé là ích kỷ và đe dọa bé rằng cách cư xử của bé sẽ khiến bé không thể có bạn.

• Hãy chấp nhận rằng có những thứ mà bé khó có thể sẵn sàng chia sẻ với người khác. Trong trường hợp đó, trước khi bạn mời các bé khác đến nhà chơi, hãy để con chọn ra những món đồ chơi mà bé chỉ muốn giữ cho mình, và đặt chúng riêng ra một chỗ trước khi các bé khác đến nơi. Làm cách đó bạn có thể ngăn chặn được việc các bé tranh giành đồ chơi.

• Hãy giúp bé nhận thức được rằng nếu như bé có tính chiếm hữu đối với các món đồ của bé thì các bé khác cũng vậy, thế nên bé cũng cần tôn trọng món đồ của những người khác nữa.

• Hãy đưa ra một số quy định ngay từ đầu. Ví dụ, nói với con rằng con sẽ chỉ được mời các bạn khác đến nhà chơi nếu như con chấp nhận chia sẻ đồ chơi cho các bạn. Hoặc nói rằng bé cần cho em chơi cùng mỗi khi có một món đồ chơi mới, nếu không thì bé sẽ không được phép chơi món đồ chơi đó nữa.

• Nếu con bạn cảm thấy việc chia sẻ là rất khó khăn, hãy ở bên bé mỗi khi bé chơi cùng các bé khác và động viên con chia đồ chơi cho các bạn.

• Hãy cho con thấy là bạn cũng có khả năng chia sẻ.

• Hãy khen ngợi con bạn mỗi khi bé chia sẻ với người khác, hoặc khi bé có một hành động rộng lượng nào đó.



Theo bethongminh

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

50 CÁCH GIÚP CON THÔNG MINH TỪ THỦA LỌT LÒNG

Những năm đầu đời là thời cơ 'vàng' để cha mẹ kích thích trí tuệ cho bé, giúp bé thông minh hơn. Những gợi ý dưới đây kích thích phát triển cho bé từ sớm:

Kích thích thị giác cho bé

1. Giao tiếp bằng mắt: Tận dụng khoảnh khắc gần gũi để cha mẹ mở to mắt và nhìn thẳng vào bé. Với các bé sơ sinh, được đối diện với khuôn mặt mẹ trong những ngày đầu đời là điều quan trọng. Mỗi lần nhìn chăm chăm vào mẹ là bé đã xây dựng được hình ảnh về mẹ trong bộ nhớ của bé.

2. Các cử chỉ nét mặt: Nghiên cứu cho thấy, bé 2 ngày tuổi có thể bắt chước những cử động nét mặt của cha mẹ và sao chép là một cách thú vị để bé học hỏi và tư duy.

3. Để cho bé phản ứng: Bé có thể nhìn chằm chằm vào hình ảnh của bé trong gương. Lúc đầu, bé có thể nghĩ đó là một em bé dễ thương và bé sẽ yêu thích khi được “em bé trong gương” mỉm cười hay vẫy tay với bé.

4. Một sự khác biệt: Giơ ra 2 hình ảnh trước mặt bé, cách khoảng 20cm. Có thể chọn 2 hình ảnh khác biệt, chẳng hạn một là bức tranh cái cây, bức tranh còn lại là tranh khuôn mặt em bé. Ngay cả bé sơ sinh cũng có tư duy phân biệt, giai đoạn tiền để cho nhận biết chữ số và tập đọc về sau.
 
 

Trò chuyện và cười cùng bé


5. Bập bẹ với con và chờ: Khi nói chuyện với con nên có những quãng nghỉ để bé cơ cơ hội đáp trả lại. Chẳng bao lâu, bé sẽ biết bắt nhịp câu chuyện và rút ngắn những khoảng trống.

6. Đa dạng giọng điệu: Em bé của bạn thích nghe những giọng điệu trầm – bổng liên tục từ cha mẹ. Thì thầm hoặc tạo ra những âm thanh vui nhộn có âm vực cao sẽ thu hút các bé.

7. Hát một bài: Đa dạng các thể loại bài hát càng nhiều càng tốt. Hoặc bạn sáng tác ra những vần điệu (âm nhạc, thơ) của riêng mình (chẳng hạn, này giờ thay tã tới rồi, thay tã, thay tã...). Một nghiên cứu cho thấy, làm quen với âm nhạc giúp bé tư duy tốt toán học sau này.

8. Dạy bé nhân – quả: Khi bạn báo với con: “Mẹ sẽ bật đèn” rồi bật công tắc đèn nghĩa là bạn đã dạy bé về nguyên nhân – hệ quả.

9. Cù ngón chân của bé: Tiếng cười là cách kích thích sự hài hước trong bé. Cù bé dưới chân, dưới cằm hay cù vào tay...

10. Khuôn mặt hề: Để bé chạm vào mũi, vào má của mẹ hoặc hơn nữa là chạm vào lưỡi hay kéo tai mẹ. Tạo ra một tiếng động vui nhộn mỗi lần bé chạm vào mẹ.

11. Nói đùa: Đem một tấm ảnh người họ hàng và chỉ cho bé: “A, mẹ đây”. Sau đó, nói với con là bạn đã nhầm hoặc chỉ đùa thôi.
Thời gian cho hai mẹ con

12. Cho con bú mẹ ngay khi bé đói: Nghiên cứu cho thấy, những bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu có chỉ số thông minh cao hơn. Thêm vào đó, thời gian bú mẹ là lúc tuyệt vời để hai mẹ con gắn bó với nhau. Bạn có thể ca hát, trò chuyện hoặc đơn giản là vuốt ve tóc tơ của bé.

13. Dạy bé khi thay tã: Lúc thay tã cho con, bạn có thể dạy bé về tên các bộ phận trên cơ thể hoặc các loại quần áo.

14. Không tivi: Sự phát triển não cho bé những tháng đầu đời không phụ thuộc vào tivi. Cũng không có chương trình truyền hình nào giúp bé thông minh ngoài sự “đầu tư” của cha mẹ.

15. Đừng quên nghỉ ngơi: Dành ít phút mỗi ngày, đơn giản là ngồi trên sàn nhà với bé – không âm nhạc, ánh sáng hay trò chơi nào. Để bé nhìn ngắm và ghi nhớ đồ đạc, cảnh vật xung quanh.

Phát triển thể chất

16. Nằm và chơi: Bạn nằm xuống trên sàn, để bé leo trèo và bò qua người mẹ. Hoặc cho bé chơi trên thảm đồ chơi với nhiều chi tiết thú vị. Cách này giúp bé tăng kỹ năng phối hợp tay mắt và giải quyết vấn đề.

17. Xây dựng các chướng ngại vật: Tăng kỹ năng vận động cho bé bằng cách đặt đệm sofa, gối, hộp mềm hoặc đồ chơi trên sàn nhà và sau đó, chỉ cho bé làm thế nào để bò trên, dưới và xung quanh các đồ vật.

18. Lên cao – xuống thấp: Nhẹ nhàng bế bé lên cao rồi hạ xuống để chơi tàu lượn. Nhớ là không được rung, lắc bé.

19. Bò theo mẹ: Bạn bò phía trước, thay đổi tốc độ nhanh – chậm để bé bò theo. Sau đó, dừng lại ở một điểm vui chơi thú vị.

20. Làm theo dẫn dắt của bé: Khi bé lớn hơn, bé sẽ biết cách cho mẹ thấy bé thích chơi gì, bò, cười hay tham gia một trò chơi.

 

Khám phá môi trường mới

21. Chia sẻ cảnh quan: Khi bé ở trên địu, ngồi trên xe đẩy và cùng mẹ ra ngoài, bạn có thể tường thuật cho bé những gì mẹ nhìn thấy: “Ôi, con chó con” hoặc “Cái cây này to quá con ạ” hay “Con có nghe thấy còi xe bus không”... Cách này giúp bé xây dựng vốn từ hiệu quả.

22. Đi mua sắm: Bạn có thể đưa con tới siêu thị. Các gian hàng, âm thanh và màu sắc trong siêu thị cũng giúp bé học hỏi nhiều điều.

23. Thay đổi cảnh quan: Chuyển ghế ngồi bàn ăn của bé sang chỗ khác trên bàn ăn để bé ghi nhớ được vị trí các món ăn được đặt trên bàn ăn.
Chơi cùng con

24. Gây ngạc nhiên cho bé: Sau đấy, làm bé thỏa thích bằng cách thổi nhẹ vào lông mày, cánh tay, cổ hay bụng của bé.

25. Giấu và tìm: Lấy 3 hộp nhựa rỗng, giấu một đồ chơi nhỏ bé dưới một hộp nhựa. Thả 3 hộp nhựa vào một hộp bìa cứng và xem bé tìm đồ chơi thế nào.

26. Chơi ú òa: Trò chơi này mang tới tiếng cười khúc khích cho bé. Bé sẽ biết các đối tượng sẽ biến mất và trở lại thế nào.

27. Bé thả - mẹ nhặt: Bé có thể thích thả đồ chơi xuống sàn khi đang ngồi trên một chiếc ghế cao. Sau đó, mẹ sẽ nhặt giúp bé.
Dạy bé về chất liệu

28. Kéo giấy ăn: Nếu bé thích kéo khăn giấy ra khỏi hộp giấy, bạn cứ để bé được vui chơi. Bé sẽ khám phá được chất liệu mềm của giấy khi kéo ra khỏi hộp. Đồng thời, giấu một đồ chơi nhỏ, cứng vào hộp khăn giấy và để bé tự tìm ra.

29. Chất liệu khác nhau: Lấy vài hộp khăn giấy rỗng, bỏ vào đó những miếng vải chất liệu khác nhau như vải len, ren, lanh. Để bé kéo vải nhẹ nhàng ra khỏi hộp hoặc bạn cọ nhẹ từng miếng vải sạch lên má, bàn chân, bụng của bé để bé cảm nhận từng chất liệu vải.

30. Để bé chạm vào nhiều thứ: Dắt bé đi bộ quanh nhà, bạn cầm tay bé để bé chạm tay vào cử sổ, một miếng vải mềm, một đồ chơi nhồi bông mịn và những đồ an toàn khác.

31. Để bé được chơi với đồ ăn: Khi bé đã sẵn sàng ăn bốc, cho bé một số đồ ăn có kết cấu khác nhau như hạt đỗ hấp chín, mì ống cắt ngắn, những miếng dưa hấu...


Dạy bé ngôn ngữ và đếm


32. Mỗi tuần dạy bé một chữ cái: Chẳng hạn, ăn một món có chữ “a”, cắt đồ ăn nhẹ theo hình dạng chữ “a” hoặc viết chữ “a” bằng phấn lên hè.

33. Đếm mọi thứ: Đếm số khối hình mà bé đang xếp hoặc số lượng các bước chân của bé. Đếm ngón tay, ngón chân của mẹ và bé. Duy trì thói quen đếm mọi thứ và bé sẽ sớm tham gia.

34. Đọc sách: Các nhà nghiên cứu tin rằng, bé 8 tháng có thể hiểu được trình tự của câu chuyện nếu được nghe 2-3 lần liên tiếp. Điều này được tin là sẽ giúp bé học tốt ngôn ngữ.

35. Kể chuyện: Kể một mẩu chuyện ngắn, thay thế tên nhân vật chính bằng tên bé cho vui.

36. Đi cửa hàng sách: Cùng bé mua sách và tìm những cuốn sách thú vị.

Kích thích trí nhớ cho bé

37. Album gia đình: Giữ lại những bức ảnh họ hàng, người thân và chỉ cho bé từng bức ảnh để lưu giữ hình ảnh người thân trong kí ức của bé.

38. Tạo một cuốn sách sở thú: Bạn sưu tập những hình động vật và tạo thành một cuốn album. Sau đó, đọc lại cho bé nghe, gọi tên, mô tả đặc điểm vào những câu chuyện với từng con vật.

39. Cho bé xem video: Những video quay cảnh bé biết lẫy, biết bò, đang tắm hoặc chơi cùng ông bà.

40. Chơi trò nhận diện: Trải một số ảnh ông bà, bố mẹ lên sàn nhà và để bé tìm số lượng ảnh của ông, bà hay của mẹ, của bố.

Những lời khuyên phát triển khác

41. Khuyến khích đặt câu hỏi: Tìm những chi tiết nhỏ trong bức ảnh và khuyến khích bé đặt câu hỏi.

42. Chơi sau cơn mưa: Cho bé đi trên cỏ ướt, cùng mẹ nghịch vũng nước mưa là cách chơi vui vẻ, cách bé học về ướt – khô và đừng quá lo vì những gì lộn xộn khi ấy.

43. Cho bé tự quyết: Cho bé được chọn giữa hai loại bánh để ăn, hai màu khác nhau khi tô màu.

44. Ăn mặc: Cho bé chơi cùng sơmi cũ của bố, chơi cùng khăn quàng, mũ, găng tay cũ của mẹ. Đặt ra những tình huống giả vờ và để bé sáng tạo.

45. Chơi lại lần nữa: Với những đồ chơi bé làm hỏng, đừng vội bỏ đi vì bé có thể chơi đồ chơi hỏng theo cách riêng của bé, miễn là chúng an toàn.

46. Nói chuyện với bé: Trò chuyện với bé xem hôm nay bé có gì vui hay buồn, điều gì làm bé hạnh phúc và tức giận? Bạn sẽ giúp bé nhớ lại những sự kiện trong ngày, hiểu được khái niệm quá khứ và gọi tên đúng cảm xúc của con.

47. Hình ảnh và thực tế: Chỉ cho bé thấy một số côn trùng vô hại (dế, bướm, bọ rùa) trong sách (tạp chí) sau đó, đi tới công viên để tìm chúng.

48. Tìm màu: Bạn gợi ý để bé tìm những thứ có màu xanh khi hai mẹ con đi xe bus hoặc đi du lịch. Sau đó, để bé chọn một màu khác và hai mẹ con tiếp tục “săn màu”.

49. Cho bé những việc nhỏ: Bé có thể biết dọn đồ chơi, phân loại quần áo của bé.

50. Học về khối lượng: Xếp vài cái cốc có kích thước khác nhau, để bé đong nước từ cốc này sang cốc kia. Dạy bé phân biệt ít – nhiều, đầy – vơi, cốc lớn – cốc nhỏ...

Theo M&B

 

Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

DẠY TRẺ PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG VÀ PHÁN ĐOÁN

Dạy trẻ phân tích tình huống và phán đoán là một phần trong dạy trẻ phương pháp tư duy. Dưới đây là 9 chủ đề cần thiết trong phương pháp này.

1. Con nghĩ là có chuyện gì sẽ xảy ra tiếp? (What do you think will happen next?)

Khuyến khích bé phát triển thói quen cách suy nghĩ phán đoán trước trong những tình huống khác nhau. Đây là một kỹ năng rất quan trọng, nhất là khi đọc, trong khoa học, và những tình huống xã hội. Ví dụ:

Con nghĩ là chuyện gì sẽ xảy ra trong câu chuyện con đang đọc? Con dùng những đầu mối nào? Tại sao con lại nghĩ như vậy?

Đố con biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu con để bột nặn ngoài trời nắng? Con nghĩ là bao lâu thì sẽ thành như vậy?

Con thử đoán xem chuyện gì sẽ xảy ra nếu như con không bắt đầu làm bài tập về nhà từ bây giờ?

Nếu con mời bạn Doman sang chơi mà không mời bạn Glenn, con thử nghĩ xem mỗi bạn sẽ cảm thấy như thế nào?

Dạy trẻ phân tích tình huống và phán đoán
Ảnh minh họa

2. Liệt kê những lý do hai chiều, ủng hộ và phản bác (What are some reasons for and against?)

Giúp bé tập cách ra quyết định. Khi bé đối mặt với một lựa chọn nên hay không nên làm điều gì đó, hãy giúp bé liệt kê những lý do nên và những lý do không nên, so sánh giữa hai bên và ra quyết định. Cách này tốt nhất khi bạn có thể chấp nhận cả hai sự lựa chọn và bé có thể tự chịu trách nhiệm khi ra quyết định cho bản thân.

Con đang phân vân không biết là con có nên đi với bố ra cửa hàng không có phải không? Con nghĩ xem tại sao con nên đi và tại sao con không nên đi.

Con phân vân không biết có nên dùng tiền của con để mua món đồ chơi này không. Con nghĩ thử xem tại sao con nên mua và tại sao không nên mua.

Khuyến khích bé dành thời gian để nghĩ và đưa ra ít nhất 2 lý do nên và 2 lý do không nên trước khi ra quyết định.

3. Nhờ người khác giúp đỡ (Use a lifeline)

Giúp bé nhận ra rằng không phải ai cũng biết tất cả mọi thứ. Chúng ta có thể dựa vào bạn bè, người quen biết, thư viện, internet để tìm hiểu ra vấn đề.

Cái xe này cần phải sửa chữa nhưng mà mình lại không biết phải mang nó đi sửa ở đâu. Mình có thể tìm trong sổ điện thoại. Mình có thể hỏi bạn bè và người quen biết…

4. Con thuyết phục mẹ đi (Convince me!)

Dạy trẻ hiểu được giá trị về sự đúng đắn và chính xác. Đôi khi trẻ con đưa ra những ý tưởng rất hay. Có những lúc, bạn chỉ cần nói “Ý tưởng đó rất phức tạp và sáng tạo, nhưng mà mẹ vẫn chưa hoàn toàn bị thuyết phục”. Nếu bạn có thời gian, bạn có thể cùng bé đào sâu thêm tư duy và khả năng giải thích vấn đề của bé.

Bé có thể kết luận những sự việc không mang tính thuyết phục cho lắm “Diễn viên điện ảnh nào cũng hạnh phúc cả”. Hoặc bé có thể phát biểu những điều bạn không biết chắc là có đúng hay không “Hôm nay một hành tinh mới đã được các nhà khoa học phát hiện ra”. Trong những trường hợp như vậy, bạn có thể nói “Con thuyết phục mẹ nữa xem nào, tại sao con biết chuyện đó là đúng?” hoặc “Thế à, con phải chứng minh cho mẹ việc đó đi”. Bạn có thể cùng con nghiên cứu về vấn đề đó qua internet, sách báo. Ghi nhớ rằng dù bé đúng hay không, bạn cần nói chuyện nhẹ nhàng với con và lời nói luôn cần mang tính hỗ trợ.

5. Những cái này khác nhau và giống nhau ở chỗ nào? (How are they similar and different?)

Hãy cùng với bé khám phá những điểm giống và khác nhau giữa các vật thể, sinh vật, hành động, v.v.

Bạn A và bạn B có điểm gì giống nhau và khác nhau?

Mình hãy tìm những điểm tương tự và khác nhau giữa những màu này?

Đọc tin tức trên mạng internet và đọc trên báo khác nhau như thế nào?

6. Con muốn cái này hơn hay cái kia hơn (Would you prefer…?)

Hãy để cho trẻ tự tưởng tượng, ra quyết định, lập luận, và thực hành việc giãi bày những suy nghĩ của bé qua những câu hỏi của bạn.

Nếu có một kỳ nghỉ hè, con muốn đi ra biển hay đi lên mặt trăng? Tại sao?

Nếu chỉ trong một ngày thôi, con muốn biến thành thỏ hay thàng khỉ (hoặc nhà vũ trụ hay nhà thám hiểm đại dương)? Cho mẹ biết ít nhất 2 lý do.

Chiều nay con muốn đi dạo hay muốn chơi trò chơi? Tại sao con lại chọn điều đó?

7. Mổ xẻ vấn đề

Phương pháp này đi đôi với phương pháp “lý do nên và không nên” và “hãy cùng động não”.

Bước 1: Đặt vấn đề một cách đơn giản và rõ ràng. Con không biết quyết định sẽ mời ai đi dự sinh nhật con.

Bước 2: Phân tích vấn đề. Tại sao đây lại là vấn đề? Vấn đề đối với ai? Con muốn đi chơi bowling nhân ngày sinh nhật, nhưng vì mình không có nhiều tiền nên con chỉ có thể mời vài bạn thôi. Con sợ là con sẽ làm các bạn khác buồn vì không được mời.

Bước 3: Liệt kê các phương án khả thi.

Con có thể tự bỏ tiền túi ra mời thêm các bạn.

Con có thể tổ chức sinh nhật tại nhà và mời nhiều người hơn.

Con có thể tổ chức 2 bữa sinh nhật, một tại nhà và một đi bowling

Bước 4: Liệt kê các lý do nên và không nên.

Nếu con tự bỏ tiền ra thì con sẽ không còn nhiều tiền để dành mua xe đạp mới.

Sinh nhật đi bowling sẽ rất vui nhưng mời các bạn tới chơi trò chơi tại nhà cũng sẽ vui.

Bước 5: Ra quyết định. Con sẽ đi chơi bowling với gia đình vào đúng ngày sinh nhật còn cuối tuần con sẽ mời các bạn tới nhà chơi.

Bước 6: Đánh giá sự thành công của quyết định. Sau buổi sinh nhật mời các bạn, con và mẹ sẽ nói chuyện xem quyết định của con có sáng suốt không nhé.

8. Thử và sai (Trial and error)

Giúp bé học những phương thức khác nhau và cải thiện thêm sau mỗi bài học.

- Xây tòa lâu đài bằng cát thật cao: hãy thử những khuôn khác nhau, lượng nước cho vào cát

- Thay đổi quy trình buổi sáng để không làm mọi việc không quá vội vàng: thử những trình tự khác nhau – mặc quần áo, đánh răng, chải đầu, đi giày, ăn sáng.

- Cách tiêu tiền: Đề dành tiền lâu hơn để mua món đồ to hơn, hoặc tiêu số tiền nhỏ hơn. Giúp bé lên kế hoạch trước.

9. Con nghĩ cái này hoạt động thế nào? (How do you think this works?)

Hỏi bé những câu hỏi đơn giản khi bạn và bé cùng dùng những vật dụng máy móc nào đó. Có thể cả bạn và bé đều không biết rõ câu trả lời nhưng bạn có thể cùng bé tìm hiểu.

- Máy cắt cỏ.

- Xe ô tô.

- Toa lét.

- Máy rửa bát.

- Vòi phun nước.

- Xe chở rác.

Như vậy là Giáo dục sớm cho trẻ đã giới thiệu xong các bạn phần dạy trẻ phương pháp tư duy. Chúc các bạn thành công.

Theo giaoducsom