Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2015

PHƯƠNG PHÁP GIÚP BỐ MẸ SỬA TẬT NÓI NGỌNG CHO TRẺ

Nói ngọng là một thuật ngữ không chuyên diễn tả cách trẻ phát âm sai từ. Chuyện nói ngọng thường xảy ra với nhiều trẻ em nhưng đa số trẻ sẽ hết tật nói ngọng khi lên 7 tuổi. Nếu con bạn đã được 7 tuổi mà vẫn bị nói ngọng thì bạn phải có một cô giáo phát âm chuẩn để tập cho trẻ (hoặc anh, chị của trẻ) đều đặn hằng ngày vì đây là một thói quen rất khó bỏ. Trẻ nói ngọng nhiều sẽ rất hay bị bạn bè ở lớp trêu chọc, vì vậy để giúp trẻ cải thiện bạn cần làm những việc sau để để cùng trẻ chống lại tật nói ngọng này.

1. Bạn nên nhắc nhở trẻ hằng ngày sửa những chữ phát âm sai, như “củ khoai” trẻ phát âm thành “củ phai”, “mặt trời” thành “mặt chời”…

2. Không nên để trẻ có thói quen mút tay, vì mút tay cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên tật nói ngọng.

3. Tập cho trẻ huýt gió, đây là một bài tập tốt giúp trẻ điều khiển được luồng hơi trong miệng, làm môi dài ra, lưỡi được đẩy lùi về phía sau.

4. Mỗi ngày cho trẻ thổi bong bóng cũng là một phương pháp tốt để chữa tật nói ngọng, tuy nhiên chỉ nên cho trẻ thổi 3-4 quả bóng mỗi ngày để tránh làm cơ miệng của trẻ mỏi.

5. Để trẻ đứng trước gương để trẻ nhìn rõ miệng, lưỡi, răng trẻ khi phát âm, từ đó bạn sẽ dễ dàng hướng dẫn trẻ sửa những từ phát âm không chuẩn.

Nguồn: Webtretho

Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2015

8 MẸO ĐỂ XỬ LÝ NẤC CỤT CHO TRẺ CÁC MẸ NÊN BIẾT

Nấc cụt là hiện tượng thường thấy ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Các cơn nấc cụt thường vô hại và kéo dài không lâu, tuy không ảnh hưởng sức khỏe nhưng bé nấc quá lâu thường mệt, thở dốc hoặc làm bé bị nôn trớ. 

Dưới đây là những mẹo nhỏ để xử lý tình huống khi trẻ bị nấc cụt nhé.

1. Cho bé uống nước. 

Cho trẻ uống 1 vài thìa nước; cho bé bú; để cằm bé tỳ vào vai mẹ sau đó vuốt lưng hoặc vỗ nhẹ để bé ợ hơi, cũng có thể dùng ngón tay ấn cùng lúc vào 2 nắp tai trẻ vài phút….

2. Làm cho bé khóc. 

Khi bé nấc, lấy ngón tay, búng thật mạnh vào gan bàn chân của bé để bé khóc. Khi bé khóc thì nhịp thở của bé sẽ điều lại và bé sẽ hết nấc.

3. Chữa bằng mẹo gãi môi hoặc tai.
 

Cách chữa mẹo đối với trẻ sơ sinh, bế trẻ lên rồi dùng ngón tay gãi nhẹ trên môi hoặc mang tai của bé khoảng 60 cái, nếu trẻ khóc được thì sẽ khỏi nấc nhanh hơn vì lúc đó thần kinh thực quản giãn ra, triệu chứng nấc sẽ biến mất…

4. Vỗ lưng cho bé. 

Cách đơn giản nhất chữa nấc là vỗ nhẹ trên lưng bé. Có thể vỗ cả ở vai nhưng phải vỗ nhẹ nhàng và dứt khoát. Điều này giúp bé ợ hơi và hết nấc.

5. Cho bé ăn đường. 

Ăn đường khô là sự lựa chọn tốt tiếp theo. Sau khi ăn đường, bạn nên uống một vài ngụm nước.Với bé đến tuổi ăn dặm, đặt một ít đường trên lưỡi giúp bé chữa nấc. Vị ngọt của đường làm sao lãng các dây thần kinh và ngăn chặn chúng co thắt.

6. Cho bé ăn mật ong. 

Các mẹ có thể dùng mật ong để chữa nấc cũng rất hiệu quả. Lấy khăn sữa nhỏ của bé hoặc cái đánh tưa dành cho trẻ sơ sinh, quấn vào ngón tay trỏ, chấm một ít mật ong rồi đưa vào miệng của bé. Cách này còn giúp bé hết tưa lưỡi.

7. Thay đổi tư thế bú của bé. 


Đôi khi, bé nuốt quá nhiều không khí trong khi bú, có thể là nguyên nhân gây nấc cụt. Vì vậy, bạn cần phải thay đổi tư thế bú của bé để hạn chế lượng không khí vào miệng và dạ dày của bé.

8. Thay núm vú bình sữa

Nếu núm vú quá lớn, tức là bé nuốt phải nhiều không khí khi bú. Sữa sẽ chảy nhỏ giọt khi dốc ngược bình sữa thay vì chảy ồ ạt là đảm bảo núm vú phù hợp.

Nếu con bạn bị nấc liên tục khoảng 3 giờ, nên đưa con tới bác sĩ để tìm nguyên nhân nấc và can thiệp sớm.

Theo Kienthuc.net