Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

CÓ NÊN CHO CON HỌC ĐỌC HỌC VIẾT TRƯỚC KHI VÀO LỚP 1

Tâm lý của phần lớn phụ huynh hiện nay là sợ con mình kém so với các bạn nên đã cho con học đọc, viết trước khi vào lớp 1.
Phụ huynh cần có cái nhìn khoa học hơn về vấn đề này.


Không dạy theo kiểu “tiểu học hóa”
Việc dạy trẻ biết chữ trước khi vào lớp 1 là cần thiết. Phương án 0 tuổi của Giáo sư Phùng Đức Toàn (Trung Quốc) đã chỉ rõ cơ sở khoa học của vấn đề này. Theo ông, dạy chữ sớm cho trẻ sẽ tận dụng sự chú ý vô thức, rèn luyện khả năng quan sát, bồi dưỡng trí nhớ, phát triển khả năng tư duy và khả năng tưởng tượng, vun đắp tính cách tốt đẹp và bồi dưỡng niềm yêu thích đọc sách, bồi dưỡng khả năng và thói quen tự học cho trẻ.
Ông cho rằng trước khi vào tiểu học, trẻ nên bắt đầu học cả 2 ngôn ngữ thính giác (nghe - nói) và ngôn ngữ thị giác (đọc - viết). Những đứa trẻ được học cả 2 loại ngôn ngữ từ sớm, tư duy sẽ phát triển.
Trong lịch sử ngôn ngữ, ngôn ngữ thính giác (nghe - nói) có trước nên việc dạy ngôn ngữ cho trẻ từ trước đến nay thường đi theo con đường học nghe - nói trước, học đọc - viết sau. Thậm chí, nhiều người tưởng rằng trẻ em học nghe - nói không cần dạy mà tự nhiên sẽ biết và nghe - nói dễ hơn đọc - viết. Thật ra, ngôn ngữ thính giác của trẻ là kết quả của quá trình giáo dục sớm mà chúng ta tiến hành một cách tự phát. Vấn đề quan trọng cần nhấn mạnh là nên hiểu đúng việc học 2 loại ngôn ngữ cho trẻ trước khi vào tiểu học là học cái gì và học như thế nào?
Trước hết, chúng ta cần nhận thức được sự khác nhau trong việc phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo với học sinh tiểu học. Theo Giáo sư Phùng Đức Toàn, có ba điểm khác nhau căn bản:
Một là tính chất không giống nhau. Trẻ nhỏ học đọc là một trong những nội dung của giáo dục tố chất cơ bản, lấy việc bồi dưỡng sự chú ý, hứng thú của trẻ với chữ và sách, từ đó nắm được công cụ ngôn ngữ thị giác làm xuất phát điểm. Quá trình này diễn ra tự nhiên như khi dạy trẻ 1 tuổi chú ý nghe nói. Cần phải xác định sự khác biệt giữa những đứa trẻ có nhu cầu khác nhau. Còn học sinh tiểu học học chữ, học đọc là một phần truyền thụ tri thức văn hóa hệ thống, nó quy định chặt chẽ bởi mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ và tài liệu dạy học. Mục tiêu của mỗi giai đoạn nhất định phải được hoàn thành và là yêu cầu chung cho tất cả học sinh, không có sự phân biệt.
Hai là tiêu chuẩn học chữ không giống nhau. Đối với trẻ nhỏ, từng phương diện âm, hình, nghĩa đều phải có yêu cầu khác nhau. Trẻ chỉ cần có ấn tượng và hiểu từng bước, sau đó sẽ đọc một cách tự nhiên. Còn đối với học sinh tiểu học, việc học chữ phải tiến hành “bốn kỹ năng kết hợp”, tức là nhận rõ mặt chữ, đọc chuẩn âm, hiểu ý nghĩa của chữ và biết viết.
Ba là, giáo trình và phương pháp dạy học khác nhau. Học sinh tiểu học học chữ trên lớp phải theo trình tự nhất định chứ không được tự ý thay đổi. Còn khi phát triển ngôn ngữ viết cho trẻ nhỏ, tính linh hoạt, đa dạng của giáo trình và phương pháp dạy học chú ý tính hứng thú, thậm chí có thể tự ý thay đổi bất kỳ lúc nào, đặc biệt chú trọng đến yếu tố khích lệ động viên. Mỗi một trẻ có nhu cầu riêng.
Như vậy, chúng ta cần kiên quyết phản đối việc dạy chữ cho trẻ mẫu giáo với kiểu “tiểu học hóa”. Bởi, cách dạy đó sẽ đóng cánh cửa chú ý vô thức của trẻ, thái độ chán ghét của trẻ sẽ nhanh chóng nảy sinh.
Tạo môi trường ngôn ngữ cho trẻ
Trước hết, chúng ta phải tạo môi trường ngôn ngữ cho trẻ. Trẻ học chữ trong môi trường ngôn ngữ sẽ tận dụng triệt để ưu thế ghi nhớ vô thức của chúng. Chúng ta biết rằng, trong cuộc sống, mọi lúc mọi nơi đều có lời nói, vậy nên hãy làm cho mọi lúc mọi nơi đều có chữ viết. Thẻ chữ, bảng viết, phấn, tranh chữ… đều là những phương tiện dễ kiếm, dễ làm. Các vật này sẽ giúp trẻ đến với chữ viết một cách tự nhiên, kích thích ngôn ngữ thị giác của trẻ.
Phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi cũng là biện pháp thường sử dụng. Tuy vậy, từ trước đến nay, chúng ta thường dùng lời nói làm phương tiện của trò chơi. Cần nhận thức được rằng việc học chữ qua trò chơi sẽ sinh động hơn, kích thích hứng thú cho trẻ nhiều hơn.
Học chữ qua việc đọc là phương pháp xuất phát từ đặc điểm tâm lý của trẻ thích nghe truyện, nghe thơ. Lúc đầu, trẻ đọc theo kiểu “đọc vẹt”, nhưng trẻ vẫn cảm nhận được vẻ đẹp ngôn ngữ của bài văn, bài thơ qua ngữ âm (vần, luật). Sau đó, với khả năng ghi nhớ ấn tượng vô thức cao, trẻ sẽ nhận biết được mặt chữ. Chúng ta cần chọn những bài văn, bài thơ giàu âm thanh, nhịp điệu, tiết tấu, cần thay đổi liên tục các bài văn, bài thơ để trẻ có ấn tượng về con chữ được rõ ràng bởi ấn tượng thông qua thị giác của con người sẽ không ngừng được tăng lên.
Dạy chữ cho trẻ mẫu giáo càng sớm, càng tốt. Điều quan trọng là phải dạy trẻ bằng hình thức môi trường ảnh hưởng, cảm nhận tích lũy, trò chơi hoạt động.

Theo ThanhNien

CHA MẸ ĐÃ THẬT SỰ BIẾT CÁCH PHÁT TRIỂN NĂNG KHIẾU CỦA CON?

(Dantri.com) 

Mỗi khi hè đến, các nhà văn hóa, cung thiếu nhi lại chật cứng học sinh từ các bé tuổi mẫu giáo đến học sinh tiểu học, THCS... đăng ký theo học các lớp năng khiếu.
Không chỉ tìm một chỗ để gửi gắm con trong những ngày hè, điều này còn nói lên niềm mong mỏi, khát vọng giúp con được bồi dưỡng năng khiếu, và sẵn sàng cho khởi đầu tốt nhất của con ở trường và thành công trong cuộc sống sau này.


Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cho con từ sớm

Năng khiếu của trẻ được hình thành và phát triển từ rất sớm, thậm chí từ lúc bé mới được sinh ra. Khoa học đã chứng minh năng khiếu của trẻ có quy luật giảm dần, có nghĩa là càng lớn, năng khiếu của bé sẽ mai một dần nếu không được phát hiện, bồi dưỡng sớm và đúng cách. Chẳng hạn, với một em bé khi sinh ra có 100% năng lực, nếu được bồi dưỡng từ 3 tuổi, bé sẽ phát huy được 90%, nhưng đến lúc 5-6 tuổi thì chỉ còn 70%, hoặc đến 10 tuổi thì đôi khi chỉ còn 50%. Nhiều trẻ tỏ ra đặc biệt thích một lĩnh vực nào đó, nhưng cha mẹ thiếu quan tâm, cho đó là chuyện tầm phào và ép buộc trẻ học những thứ trẻ không có hứng thú, vô hình chung đã bỏ phí năng khiếu của trẻ.

Bạn Thanh Trúc, đang theo học thiết kế tại Úc chia sẻ: “Hồi bé, em rất thích lấy quần áo cũ ra cắt cắt may may, lại còn vẽ vời lung tung khắp mặt mũi các bạn giả vờ trang điểm cô dâu... Hết cấp 3, em muốn thi ngành thiết kế, nhưng mẹ em nhất định bắt em thi Tài chính. Thuyết phục mãi cuối cùng mẹ mới cho em theo học ngành thiết kế. Giờ thì em như cá gặp nước rồi, thấy yêu và đam mê ngành này vô cùng.




Thống kê đã cho thấy 90% năng khiếu của trẻ phát triển trong 12 năm đầu đời, vì vậy, để tránh bỏ qua năng khiếu của con mình, các bậc cha mẹ nên là người phát hiện và bồi dưỡng những năng lực tiềm ẩn của trẻ. Khi trẻ tỏ ra thích thú đặc biệt một lĩnh vực nào đó, hãy theo dõi và tạo điều kiện cho con được phát huy tối đa trong lĩnh vực đó. Cha mẹ cũng đừng quên động viên con đúng lúc khi con đạt được những thành tích nhỏ ban đầu.

Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên quá ảo tưởng về năng khiếu của con. Nhiều phụ huynh thấy con thích hát thì ngay lập tức cho rằng con mình có thể trở thành ca sĩ và ra sức đưa con tới các lớp luyện thanh. Cũng không ít phụ huynh ép con theo học những thứ họ muốn, mà không quan tâm xem trẻ có thích thú, say mê với môn học đó không, tạo ra nhiều áp lực, căng thẳng lên cả con trẻ lẫn chính họ.

Hiểu con để bồi dưỡng năng khiếu đúng cách

Có thể thấy, thiên khiếu của con người rất đa dạng và năng lực của con người không chỉ bó hẹp ở một loại năng khiếu nào đó, mà có thể là sự kết hợp của nhiều loại năng khiếu khác nhau. Biết con mình sở hữu loại thiên khiếu nào, cha mẹ sẽ biết cách điều hướng và phát triển tối ưu cho trẻ, và hơn hết, giáo dục cho trẻ biết bản thân là người có năng khiếu ở một lĩnh vực nào đó, tạo ra sự tự tin ở trẻ, đó chính là nền tảng cho trẻ học tốt ở trường và thành công hơn trong cuộc sống sau này.

LIÊN HỆ

Quý Nhà trường có nhu cầu liên hệ tìm giáo viên, vui lòng liên hệ sđt: 0963 812 369 (Mrs Huệ)/0972 638 615  để biết thêm chi tiết. Hoặc gửi thư đến địa chỉ email: viettalentkids@gmail.com.
Xin trân trọng cảm ơn!
https://goo.gl/maps/HA3XH

SỰ CẦN THIẾT CHO TRẺ HỌC NĂNG KHIẾU



Những môn học năng khiếu giúp trẻ phát triển thể lực và trí lực toàn diện, qua đó bạn sẽ phát hiện con mình có tài năng gì để kịp thời đào tạo trong tương lai.
Dưới đây là một số gợi ý cho các bậc phụ huynh:
1. Nhạc: Organ, piano, violon, guitar, kèn, trống…Học chơi nhạc cụ sẽ giúp trẻ học toán và các môn cần suy luận tốt hơn, tính sáng tạo cũng phát triển. Ngoài ra con bạn còn được học tính tự lập khi bắt tay vào việc gì.

2. Múa: Môn học này giúp trẻ khỏe mạnh, dẻo dai, cơ thể đầy đặn, gọn gàng hơn. Học môn này cũng giúp trẻ rèn luyện tính kỷ luật, chịu khó và kiên trì.

3. Diễn xuất, học hát: Môn học này không những giúp bé phát huy hết khả năng bẩm sinh mà còn rèn cho trẻ có trí nhớ tốt. Nếu con bạn có tính nhút nhát việc cất tiếng hát, tiếng nói giữa đám đông, bạn bè giúp trẻ tự tin hơn.

4. Hội họa: Học vẽ con bạn sẽ có dịp thử sức tưởng tượng thế giới của màu sắc, giúp tâm hồn trẻ mượt mà. Môn học này còn giúp bé nhạy cảm hơn trước cái đẹp.

5. Ngoại ngữ: Tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Hoa…Học ngoại ngữ từ nhỏ rất tốt cho sự tư duy ngôn ngữ của trẻ. Con bạn sẽ có phản ứng nhanh nhạy, phát âm đúng. Nên cho trẻ học đủ 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết.

Hãy chú trọng hơn vào việc học năng khiếu cho con để sớm phát hiện ra những tài năng tiềm ẩn trong con nhé các bạn!

- Nguồn: internet-

BỘ MÔN VÕ THUẬT

Học võ ở độ tuổi mầm non giúp các em rèn luyện sức khoẻ, sự dẻo dai và tạo lập sự tự tin ngay từ nhỏ, được học theo môn hệ phái võ thuật nhất định được học từ đơn giản đến phức tạp, chính vì đó chương trình tạo ra sự hấp dẫn thu hút trẻ học lâu dài và tiếp tục được phát triển khi lên các bậc học cao hơn. Các môn võ công ty đào tạo: Taekwondo, Karate, võ Bình Định, Voivinam, ...



BỘ MÔN BÀN TÍNH THÔNG MINH



Môn học Bàn tính thông minh là một chương trình số học với công cụ là chiếc bàn tính để phát triển trí tuệ. Với độ tuổi từ 4-12, trong giai đoạn này bộ não phát triển nhanh và mạnh nhất vì thế chương trình rất phù hợp với các bé.
     Kết thúc khóa học, các bé có thể đạt được (Tùy theo các cấp độ bé theo học):
ü  Khả năng tập trung cao
ü  Khả năng tư duy (tưởng tượng, quan sát)
ü  Khả năng ghi nhớ tốt
ü  Khả năng tính toán nhanh với phép tính lớn và dài
ü  Nâng cao tính tự giác trong học tập
ü  Lên lớp 1 các con đã cộng, trừ thành thạo các phép tính trong phạm vi 20
       Chương trình kéo dài trong thời gian một năm và được chia làm các cấp độ khác nhau:
§  Maths 1
§  Maths 2
§  Maths 3
§  Maths 4

Mỗi cấp độ các bé sẽ học 12 buổi, Trong Maths 1(cấp độ 1) các con sẽ học và làm quen với công cụ là chiếc bàn tính và các thao tác gảy tay đúng cách trên bàn tính. Nếu các con theo học đủ 4 cấp độ đồng thời phụ huynh rèn luyện thường xuyên cho các con tại nhà thì chắc chắn sau khóa học các con sẽ tự tin cộng trừ 1 phép tính dài, trong quá trình học các con sẽ có bài kiểm tra đánh giá và thi lên cấp độ.

BỘ MÔN MỸ THUẬT


Các bé được học vẽ theo thể loại: đề tài, tĩnh vật, chân dung, chép tranh. Vì ở lứa tuổi này các bé vẽ những gì hiểu biết với lý lẽ riêng, màu sắc bị chi phối theo cảm xúc, không giống với thực tế. Hoạt động vẽ của các bé là sự sáng tạo, khám phá, là hình thức chơi với màu sắc, nét hình.
        Môn Mỹ thuật sẽ giúp các bé biết cảm nhận cái đẹp của ngôn ngữ tạo hình là màu sắc, đường nét, hình mảng, khối, bố cục…, rèn luyện kỹ năng thể hiện, làm quen và biết xử lý chất liệu. Từ đó, bồi dưỡng tình cảm và tâm hồn các bé thêm phong phú, tinh tế, tạo nền tảng vững chắc để tài năng nghệ thuật của các bé toả sáng.

BỘ MÔN TIẾNG ANH



Tiếng Anh Mầm non (3-5 tuổi): Đây là tuổi lý tưởng nhất để trẻ bắt đầu học tiếng Anh vì các em có thể đạt được chất giọng (accent) hay nhất, phát âm và ngữ điệu tốt, giao tiếp tự nhiên và dung nạp từ vựng tốt nhất. Lớp học ở độ tuổi này luôn sôi động như một cuộc chơi, vui tươi và đầy tiếng cười. 

Giáo trình Tiếng Anh:chương trình Tiếng Anh mà công ty sử dụng để giảng dạy là giáo trình Finger Print được biên soạn riêng cho trẻ mầm non của nhà xuất bản uy tín Macmillan, kết hợp với các chủ điểm sinh động khác do đội ngũ chuyên môn công ty biên soạn giúp giờ học Tiếng Anh của trẻ gần gũi và vô cùng sôi động. 

BỘ MÔN KỸ NĂNG SỐNG

Giáo dục Kỹ năng sống cho trẻ là việc rất quan trọng, ảnh hưởng tới quá trình hình thành nhân cách cho trẻ cho đến tuổi trưởng thành. Có thể bắt đầu giáo dục Kỹ năng sống từ tiểu học, thậm chí còn có thể ở tuổi mầm non. Bởi vì lứa tuổi này đã hình thành những hành vi cá nhân, tính cách và nhân cách. Việc làm quen với các môn học về kỹ năng sống như: Giao tiếp, thuyết trình, làm việc theo nhóm, khả năng lãnh đạo, tổ chức, thậm chí là giải quyết các vấn đề liên quan đến tệ nạn xã hội, vấn đề môi trường, hoả hoạn, và nhiều vấn đề khác trong cuộc sống... sẽ giúp các em tự tin, chủ động và biết cách xử lý mọi tình huống trong cuộc sống và quan trọng hơn là khơi gợi những khả năng tư duy sáng tạo, biết phát huy thế mạnh của các em.
Trên thực tế xã hội hiện nay, trẻ em mắc rất nhiều các dạng rối nhiễu tâm lý, tự kỷ. Ở mức độ là các dạng rối nhiễu tâm lý thì trẻ có hi vọng phục hồi hoàn toàn bình thường, nhưng với tự kỷ thì khả năng phục hồi hoàn toàn như bình thường là rất khó. Vì vậy, để tránh cho trẻ mắc phải các dạng rối nhiễu, hay chứng tự kỷ và hình thành và phát triển nhân cách một cách thuận lợi thì Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ sẽ giúp ngăn chặn được một phần nguyên nhân. Không những vậy, Giáo dục kỹ năng sống còn tham gia được vào công việc trị liệu tâm lý cho trẻ em, giúp các em phục hồi và hòa nhập được với môi trường sống xung quanh mình, vượt qua được những rào cản, tự ti của bản thân.
Đối với trẻ hoàn toàn bình thường thì việc trang bị kỹ năng sống cho các em là rất cần thiết, nó có ý nghĩa quan trọng với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.




Trong những năm gần đây, bộ môn Giáo dục kỹ năng sống đã được khuyến khích đưa vào tại các nhà trường thì nhu cầu cho con học kỹ năng sống đã liên tục gia tăng và môn Giáo dục kỹ năng sống đã trở nên thân thiện và gần gũi với trẻ em.
Chất lượng dạy và  học môn Giáo dục kỹ năng sống phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp dạy học. Việc sử dụng nhóm phương pháp dạy học tích cực giúp trẻ nhận thức và tiếp thu bài nhanh hơn. Đặc biệt, với trẻ ở độ tuổi mầm non, hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi. Phương pháp dạy học môn Giáo dục kỹ năng sống tập trung đi sâu khai thác việc cho trẻ học bằng phương pháp dạy học thông qua trò chơi. Ở đó, trẻ vừa được học lại vừa được chơi, học mà chơi, chơi mà học, thông qua chơi trò chơi để rèn luyện kỹ năng cho bản bân.

BỘ MÔN MÚA, AEROBIC

Hiện nay, trong khi đất nước đang hội nhập với sự phát triển không ngừng của Thế giới, đòi hỏi nền Giáo dục nước ta cần phải có những chuyển biến, phát triển mới. Việc đào tạo phải tiến hành ngay từ bậc Mầm non, vì đây chính là thế hệ tương lai, chủ nhân đất nước sau này. Nắm bắt được chủ trương này, các nhà lãnh đạo giáo dục đang ngày càng quan tâm, chú trọng tới công tác giảng dạy cho trẻ Mầm non. Không chỉ dạy các môn tư duy mà còn dạy trẻ các môn học nghệ thuật nhằm cho trẻ có thể phát triển một cách toàn diện. Múa chính là một môn học nghệ thuật quan trọng trong các trường học hiện nay.



Trẻ thơ rất nhạy cảm với nghệ thuật múa, khả năng cảm thụ, bắt chước của trẻ với âm nhạc nghệ thuật múa là rất phong phú và có sức hấp dẫn thu hút. Thông qua việc dạy múa có thể phát huy tiềm năng, sự đam mê của trẻ đối với môn nghệ thuật đặc sắc này. Phát huy năng khiếu nghệ thuật giúp trẻ biết cảm thụ cái đẹp thông qua các bài múa đồng thời rèn luyện sức dẻo dai, độ bền bỉ, sức sáng tạo trong trẻ.

TRUNG TÂM NĂNG KHIẾU VIETTALENTKIDS


Kính thưa: Quý thầy cô giáo, quý phụ huynh cùng các con yêu quý!
Giáo dục trong mọi thời đại luôn là quốc sách hàng đầu của mỗi quốc gia. Chỉ khi nào giáo dục có phát triển thì đất nước mới phát triển. Và đặc biệt giáo dục cho các em nhỏ trong giai đoạn từ 1-6 tuổi thực sự là quan trọng vì trong giai đoạn này mỗi em đều là những thiên tài tiềm ẩn, trẻ phát triển mạnh mẽ nhất về trí tuệ, ngôn ngữ, thể chất và tính cách. Để được phát triển tốt hơn, các em cần được khám phá và phát triển tài năng của mình bằng giáo dục đúng phương pháp.
Công Ty TNHH BPH Việt Nam là công ty uy tín hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ giáo dục chất lượng cao cho các trường mầm non và phổ thông trung học trên địa bàn TP Hà Nội và các tỉnh miền Bắc. Với sứ mệnh kết hợp các phương pháp giảng dạy hiện đại cùng với nhà trường và gia đình để góp phần đào tạo nên thế hệ trẻ tài năng tương lai của Việt Nam, vừa có đức – vừa có tài. Công ty luôn nhận ra rằng giáo dục không thể thành công nếu chỉ có sự thực hiện đơn lẻ của khối đào tạo mà cần phải có sự ủng hộ nhiệt tình có định hướng của gia đình để từng bước giúp trẻ phát triển.
Để không phụ lòng tin tưởng của quý nhà trường và phụ huynh học sinh, với niềm tâm huyết say mê trong công cuộc trồng người, Công ty sẽ luôn nỗ lực hết sức để tìm ra các phương pháp giảng dạy, nội dung học phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm giúp mỗi em đều có thể phát triển được năng lực tiềm ẩn của mình.

Xin chân thành cảm ơn!