Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

CHUNG TAY PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

Kính gửi: Quý thầy, cô giáo
Mỗi một mùa tháng tư về, người dân cả nước lại háo hức chào mừng ngày kỷ niệm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
30/4/1975 – 30/4/2014, ngày này 39 năm trước, quân và dân ta đã kết thúc thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đây là thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước trong thế kỷ XX, là trang sử hào hùng và mốc son chói lọi trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
39 năm đã qua kể từ ngày cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 toàn thắng. Để lập nên chiến thắng diệu kỳ, cả triệu đồng bào, chiến sĩ của chúng ta đã anh dũng hy sinh. Không có đất nước nào như ở nước ta, tất cả các xã đều có nghĩa trang liệt sĩ, tất cả các huyện, tỉnh đều dựng đài tưởng nhớ những người con của quê hương đã hy sinh thân mình vì Tổ quốc. Biết ơn sâu sắc công lao to lớn của các anh hùng đi trước, lớp trẻ ngày nay được sinh ra và lớn lên trong thời bình càng phải biết trân trọng và chung sức chung lòng, học tập, lao động để xây dựng đất nước giàu mạnh, đền ơn đáp nghĩa cho các thế hệ cha anh.

Có thể thấy, trong thời đại hiện nay, Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, được coi là “Ngôi sao đang lên ở châu Á”. Đó là nhận xét của rất nhiều chuyên gia và các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, để thực sự tiến tới mục tiêu sánh ngang với các cường quốc năm châu thì chúng ta còn phải cố gắng rất nhiều và cố gắng trên tất cả các lĩnh vực. Con đường Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá đất nước cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt, biết phát huy những lợi thế của đất nước, đặc biệt là giáo dục.
Đầu tư cho giáo dục từ xưa đến nay vẫn được coi là quốc sách hàng đầu ở mỗi quốc gia. Và giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Do vậy, phát triền giáo dục mầm non là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn lực chất lượng cao cho đất nước. Nói như vậy để chúng ta nhận thức được vai trò và sứ mệnh quan trọng của các thầy cô giáo mầm non – những người đang ngày đêm ươm mầm những hạt giống tài năng tương lai.
Là những người làm giáo dục, chúng tôi cũng thấu hiểu sâu sắc những nỗi vất vả và gánh nặng mà các thầy, cô đang mang trên vai. Chính vì vậy, chúng tôi cũng rất tự hào khi được làm người bạn đồng hành của Quý nhà trường, cùng chung sức chung lòng chia sẻ gánh nặng  đó để đào tạo nên những thế hệ trẻ cho đất nước, vừa có đức – vừa có tài.

Nhân ngày Kỷ niệm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Quốc tế Lao động, Công ty TNHH BPH Việt Nam – Trung tâm năng khiếu Viettalentkids xin kính chúc Quý thầy cô một kỳ nghỉ lễ vui vẻ, ý nghĩa và tiếp tục cống hiến sức mình cho sự nghiệp trồng người của đất nước.

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

10 CÁCH DẠY CON PHẢN TÁC DỤNG CỦA MẸ VIỆT

Trẻ muốn ăn, nếu mẹ nói: "Cay lắm, con không ăn được" tức là đã mắc phải một lỗi sai "kinh điển".

Nuôi dạy con là cả một nghệ thuật của những người làm cha làm mẹ. Chúng ta yêu con, quan tâm đến con và muốn dạy con thành người. Vậy nhưng trong quá trình dạy dỗ, đôi khi những phản ứng theo bản năng của mẹ Việt lại vô tình trở nên phản tác dụng, phản giáo dục mà chúng ta không hay. Tôi xin liệt kê ra những lỗi sai kinh điển của mẹ Việt trong cách nuôi dạy con.




1. Trẻ muốn nghịch đất cát, chúng ta nói: Bẩn, không được phép chơi!
Tước quyền chơi của trẻ sẽ khiến trẻ cảm thấy ức chế, sự thích thú với thiên nhiên cũng dần “tan biến’ theo chữ bẩn. Thêm vào đó, người mẹ còn ngăn chặn nhận thức của trẻ với sự vật, giảm sự thăm dò của trẻ với không gian, môi trường xung quanh.

2. Trẻ muốn ăn, chúng ta nói: Cay lắm/ nóng lắm, con không ăn được đâu!
Trẻ có ăn mới có thể tự nhận thức. Bao bọc con quá đà không giúp bé an toàn. Trẻ cần phải được nếm đủ món đủ vị, để tự biết cảm giác cay ra sao, chát thế nào, nóng thì có thích không. Bó hẹp và cấm ăn uống khiến con cảm thấy ngột ngạt. Và cũng chưa chắc, sau lưng cha mẹ trẻ sẽ không ăn.

3. Trẻ hơi khó chịu, mệt mỏi, không muốn đi học, không muốn uống thuốc, chúng ta nói: Bây giờ mẹ con mình đi bệnh viện cho bác sỹ tiêm nhé!
Mang bác sỹ và mũi kim ra “dọa” con trẻ chưa bao giờ là điều tốt. Càng như vậy trẻ sẽ càng có ác cảm với bác sỹ và nghĩ rằng bác sỹ không làm gì tốt ngoài việc khiến các bé bị đau. Trong khi thực tế hoàn toàn ngược lại, các bác sỹ và những mũi tiêm mới là điều giúp trẻ thoát khỏi bệnh tật và trở nên khỏe mạnh.

4. Trẻ muốn tự xúc cơm, chúng ta nói: Bẩn quần áo đấy, vỡ bát đấy, thôi để mẹ xúc cho nhanh!
Vì mẹ đã “cơm bưng nước rót”, trẻ sẽ ngày càng trở nên thụ động, không hiểu được cảm giác vui vẻ của việc tự chủ và tự xúc cơm, chân tay sẽ trở nên thừa thãi và không còn nhu cầu làm việc vặt.

5. Trẻ đi học, chúng ta nói: Con phải nghe lời cô giáo.
Trẻ sẽ không còn dám giơ tay phát biểu khi chưa hiểu bài, không dám hỏi tại sao khi cô giáo yêu cầu. Sợ cô giáo mắng, con sẽ chỉ biết chấp nhận, không dám sáng tạo, không có quan điểm và ý tưởng riêng của mình.

6. Trẻ muốn giúp mẹ việc nhà, muốn tự làm một việc của người lớn, chúng ta nỏi: Con ngoan lắm, bây giờ mẹ chỉ cần con đọc sách này đi, hay vào học bài đi
Chúng ta đã bỏ lỡ một cơ hội tuyệt vời để dạy con về trách nhiệm, cơ hội để trẻ được tự lập và thể hiện bản thân mình đã được mẹ “dập tắt từ trong trứng nước”.

7. Trẻ được điểm cao ở lớp nhưng cô phê bình con viết chữ xấu, hay nói chuyện, nói leo hoặc ích kỷ, chúng ta nói: miễn con học tốt là được, những cái khác không quan trọng
Chỉ quan tâm đến “học văn” mà quên dạy con cách “học lễ”, đó không phải là cách giáo dục một con người thành đạt trong tương lai. Cha mẹ đang vô tình khiến con quên đi nhân cách mà chỉ quan tâm đến tài năng.

8. Con đòi hỏi bố mẹ mua đồ, chúng ta đáp ứng con ngay lập tức
Khi lớn lên, trẻ sẽ ngầm hiểu rằng mọi thứ của bố mẹ làm ra đều là để dành cho mình.

9. Khi con không nghe lời, chúng ta nói: Nếu con không nghe, mẹ sẽ mách cô giáo, bỏ con một mình, cấm con không được ăn….
Trẻ không nghe lời cần nhận được hình thức xử phạt. Tuy nhiên, đó phải là những hình thức hợp lý và đúng sự thật. Nếu chúng ta đã nói, chúng ta phải làm được, tránh tình trạng dọa suông hoặc đe dọa trẻ những điều không có thật. Lâu dần, trẻ sẽ “nhờn” với lời dọa dẫm của mẹ.

10. Trẻ học không giỏi bằng bạn bè, chúng ta nói: Con xem bạn A đi kìa!
So sánh sẽ khiến trẻ thêm tự ti, không muốn cố gắng và cho rằng trong mắt bố mẹ mình không bao giờ là tốt, là hoàn hảo.

(Theo Eva)

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

PHẠT CON KHÔNG ĐÒN ROI

Trong thâm tâm, nhiều bậc cha mẹ nghĩ nên giáo dục con theo cách ‘thủ thỉ’. Nhưng khi nổi nóng, cha mẹ bắt đầu 'mắt trợn, mặt nhăn' và đánh con.



‘Tôi đang trong tâm trạng phân vân giữa ‘nên hay không nên đánh con?’. Bé nhà tôi đã gần 3 tuổi và rất hay nghịch phá, đặc biệt là thích hất tung đồ đạc xuống đất. Mỗi lần bé cư xử như thế, tôi đều nói với con rằng ‘Con không được làm như thế!”, đồng thời, tôi cũng tỏ thái độ rất dứt khoát. Nhưng, bé chỉ nghe lời tôi được một lúc, rồi mọi việc đâu lại vào đấy.

Một lần, vì quá bực nên tôi đã đánh con rất đau. Sau lần đó, tôi thấy cách cư xử của bé có nhiều biến chuyển. Bé không còn hất đồ xuống đất nữa nhưng lại tỏ ra sợ mẹ. Liệu tôi có sai khi đã đánh con?”, một bạn đọc chia sẻ.

Trong thâm tâm, nhiều bậc cha mẹ nghĩ mình nên giáo dục con theo cách ‘thủ thỉ’. Nghĩa là phương pháp giáo dục không đòn roi, cố gắng nói chuyện thật nhiều để con thêm gắn kết, kính trọng và yêu thương cha mẹ. Nhưng, những khi nổi nóng, cha mẹ dường như quên tất cả và bắt đầu ‘mắt trợn, mặt nhăn’ và đánh con.
Sự thật, roi vọt không giúp trẻ học được tính kỷ luật cũng không làm nên bản lĩnh con người. Ngược lại, đòn roi sẽ khiến trẻ nghĩ rằng có thể giải quyết khúc mắc bằng bạo lực.

Dưới đây là 4 lý do không nên đánh con, cha mẹ cần biết:

1. Đòn roi không làm nên bản lĩnh con người: Đánh đòn chỉ chấm dứt hành vi xấu trong giây lát. Hành vi không tốt luôn luôn tiếp tục vì bọn trẻ không biết làm cách nào để cư xử khác hơn.

2. Đòn ròi ‘dạy’ trẻ biết quanh co, chối tội: Bị đánh không khiến trẻ biết cách cư xử đúng hơn mà sẽ ‘dạy’ trẻ biết cách né tránh, đổ lỗi, biện minh hoặc tìm cách không để bị ‘tóm’ khi mắc sai lầm.

3. Đánh đòn rất dễ khiến trẻ hoặc lớn lên trong sợ hãi, nhút nhát, hoặc trở nên chai lỳ về cả thể xác lẫn tinh thần:Trẻ con dường như nhớ sự trừng phạt hơn là lý do mà nó bị phạt. Nó sẽ cư xử vì sợ hãi thay vì muốn hành động đúng.

4. Đòn roi 'dạy' trẻ rằng mâu thuẫn có thể giải quyết bằng 'nắm đấm': Roi vọt dạy con rằng, khúc mắc giúp giải quyết mọi vấn đề. Trong khi đó, bọn trẻ cần học cách giải quyết vấn đề một cách dễ chấp nhận và không bạo lực.

Vậy, khi trẻ hư thì làm thế nào để phạt trẻ đúng cách?

1. Phải nhẹ nhàng nhưng nghiêm khắc nói để trẻ hiểu rõ là bị phạt vì hành vi cụ thể nào. Giải thích cho trẻ hiểu tại sao như vậy là sai và như thế nào là đúng. Nói cho trẻ hình phạt chúng sẽ nhận nếu cứ tiếp tục cư xử không đúng hoặc hư hỗn. Ví dụ: "Nếu con tiếp tục hất tung đồ chơi, mẹ sẽ không mua đồ chơi cho con nữa"...

2. Hình phạt vừa phải, chỉ mạnh vừa đủ để dừng lại hành động không đúng. Tùy theo lỗi mà xử phạt nặng nhẹ khác nhau đủ để trẻ hiểu mình làm sai. Nếu lỗi của trẻ không đáng bị đánh, đòn roi chỉ khiến trẻ 'tâm bất phục'.

3. Phạt ở điều kiện trẻ không thể né tránh hay xao lãng. Ví dụ: không nên phạt bắt đứa con trai ở trong phòng, nơi mà con có thể chơi điện tử.

4. Lời nói phải đi với hành động - thực hiện đúng theo những gì đã nói. Ví dụ: nếu đã phạt trẻ không được lên mạng một ngày thì phải thực hiện đúng y như vậy, không giảm đi hoặc tăng thêm.

5. Không để chuyện phạt con ảnh hưởng ở những tình huống khác. Ngay sau khi hình phạt kết thúc thì coi như đã qua, không tỏ ra thái độ thiếu hài lòng nữa.

(Theo Internet - Trung tâm năng khiếu Viettalentkids sưu tầm)

TUYỂN NHÂN VIÊN KINH DOANH - VĂN PHÒNG



Vị trí tuyển dụng
Nhân viên kinh doanh văn phòng
Ngành nghề
Hành chính – văn phòng, marketing
Hình thức làm việc
Toàn thời gian cố định
Địa điểm làm việc
Hà Nội
Mức lương
Thoả thuận: Lương cứng + thưởng + các phụ cấp khác.
Mô tả công việc
-          Các công việc của nhân viên kinh doanh: tìm kiếm thông tin, mở rộng địa bàn hoạt động, tìm kiếm nguồn khách hàng mới, đề xuất các ý tưởng, phương án kinh doanh để đem về nhiều hợp đồng hơn cho công ty.
-          Công việc văn phòng: Hỗ trợ giám đốc và bộ phận quản lý trong các công việc hành chính văn phòng, …
-          Chi tiết công việc sẽ trao đổi kỹ hơn trong buổi phỏng vấn.

Số lượng
01
Quyền lợi
-          Mức lương + thưởng hấp dẫn
-          Chế độ làm việc hành chính, 8h/ngày, nghỉ chủ nhật, nghỉ lễ theo quy định.
-          Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, thân thiện, có cơ hội phát huy khả năng bản thân.
-          Các loại phụ cấp khác.

Số năm kinh nghiệm
Dưới 1 năm
Yêu cầu bằng câp
Cao đẳng,
Yêu cầu giới tính
Nam/nữ
Yêu cầu độ tuổi
Không yêu cầu
Yêu cầu khác

-          Ưu tiên nữ, giao tiếp tốt, nhanh nhẹn, có trách nhiệm với công việc
-          Có phương tiện đi lại
-          Tốt nghiệp chuyên ngành về kinh doanh, tài chính, marketing, yêu thích kinh doanh.
Hồ sơ bao gồm
-          Gửi trước thông tin CV qua email: viettalentkids@gmail.com, ghi rõ kinh nghiệm.
-          Khi đến phỏng vấn, yêu cầu mang đầy đủ 1 bộ hồ sơ (chấp nhận photo)
-          Liên hệ sđt: 0963 545 676 (C.Hiền) hoặc 0972 638 615 để biết thêm thông tin (giờ hành chính)
Hạn nộp hồ sơ
20/05/2014
Hình thức nộp hồ sơ
Qua email

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

DỊCH SỞI ĐANG BÙNG PHÁT MẠNH MẼ - DẤU HIỆU VÀ CÁCH XỬ LÝ

Những trẻ thể bệnh nặng có thể qua khỏi nếu được điều trị thích hợp. Uống vitamin A có thể giúp trẻ tránh được mù lòa. Tất cả những trẻ bị sởi nặng cần được uống vitamin A càng sớm càng tốt và uống liều thứ hai ngay ngày hôm sau. Tăng cường dinh dưỡng và điều trị mất nước bằng đường uống là cần thiết.



Bệnh sởi là gì?

Sởi là bệnh sốt phát ban thông thường do một loại siêu vi gây nên. Bệnh này rất hay lây, gây thành dịch, thường vào mùa đông và mùa xuân. Thời gian ủ bệnh từ 8 đến 14 ngày. Trẻ những nơi tập trung đông dân thường mắc sởi.

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh sởi là triệu chứng giống như triệu chứng cảm thường, kèm chứng sốt mỗi ngày một cao hơn và có đốm trắng nhỏ trong miệng trên lớp niêm mạc bên trong má. Mắt trẻ cũng có thể bị đỏ và bị đau. Khoảng 3 ngày sau, các triệu chứng ban đầu được kế tiếp bằng những nốt ban nhỏ màu nâu mọc sau tai lan ra và hòa với nhau hình thành nên một khoảng mẩn đỏ trên mặt và trên thân mình.

Bệnh sởi là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất so với các bệnh khác trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Tác nhân gây bệnh là vi rút, vi rút sởi gây nhiễm trùng cao và dễ lây, dễ gây thành dịch. Sởi có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Ở trẻ nhỏ bệnh nặng hơn.

Thể bệnh nặng hay xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và người lớn trên 20 tuổi. Người lớn có thể bị tiêu chảy nặng. Trẻ em có thể bị mất nước do tiêu chảy, có thể bị viêm tai giữa, nhiễm trùng đường hô hấp và thanh quản do vi rút sởi làm giảm hệ miễn dịch.

Trẻ dưới 12 tháng tuổi nếu không tiêm phòng sởi thì rất dễ mắc. Trẻ được nuôi dưỡng kém, đặc biệt trẻ không được uống vitamin A, sống trong điều kiện đông đúc, và trẻ có hệ miễn dịch giảm do AIDS hoặc các bệnh khác thường mắc sởi nặng.

Trẻ miễn dịch vĩnh viễn sau khi khỏi bệnh sởi. Trẻ nhỏ có mẹ đã mắc sởi thường có miễn dịch trong 6-8 tháng đầu sau khi sinh.

Cơ chế lây lan

Sởi lan truyền do dịch tiết ở mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Sự lan truyền từ người bệnh đến người lành có thể xảy ra khi người lành hít phải những giọt không khí có vi rút sởi sau khi người bệnh xả ra 2 giờ. Người bệnh có thể lây nhiễm cho người khác trước và sau vài ngày xuất hiện triệu chứng của bệnh.




Triệu chứng:
Ngày thứ nhất, thứ hai:
- Chảy nước mũi.
- Ho khan.
- Mắt đỏ, đau, không chịu được ánh sáng chói, ra nước mắt.
- Thân nhiệt tăng lên đều.

Ngày thứ ba:
- Thân nhiệt hơi giảm.
- Tiếp tục ho.
- Nổi những chấm trắng nhỏ trong miệng, tựa như những hạt muối.

Ngày thứ tư, thứ năm:
- Sốt nhiệt độ tăng, có thể tới 400C.
- Những đốm ban màu đỏ nhạt dần , hơi nổi gai, xuất hiện đầu tiên trên trán và sau tai, dần dần lan ra cả mặt và thân.

Ngày thứ sáu và thứ bảy:
- Ban nhạt đi và các triệu chứng khác biến dần.

Ngày thứ chín:
- Trẻ hết lây nhiễm.
Có thể có những biểu hiện lâm sàng khác:
- Thể nhẹ: Bệnh nhi chỉ viêm họng đỏ, ho, sổ mũi - thấy ở những đứa trẻ được tiêm thuốc phòng bệnh.
- Thể các nốt sởi thành những bọc nước nhỏ.
- Thể có những triệu chứng trúng độc, tử vong cao, thấy ở những vùng chưa bị sởi bao giờ.

Biến chứng:
- Phổi: Biến chứng nặng ở trẻ còn nhỏ là viêm phế quản - phổi thứ phát sau viêm cuống phổi thường thấy trong bệnh sởi.
- Viêm tai giữa: thường gặp.
- Viêm thanh quản.
- Viêm miệng hoại tủ (cam tẩu mã).
- Viêm ruột: bệnh gây tiêu chảy kéo dài, rồi dẫn đến suy dinh dưỡng.
- Viêm não: biến chứng nặng, ít gặp.

Điều trị:
Những trẻ thể bệnh nặng có thể qua khỏi nếu được điều trị thích hợp. Uống vitamin A có thể giúp trẻ tránh được mù lòa. Tất cả những trẻ bị sởi nặng cần được uống vitamin A càng sớm càng tốt và uống liều thứ hai ngay ngày hôm sau. Tăng cường dinh dưỡng và điều trị mất nước bằng đường uống là cần thiết.

Phòng bệnh:
- Đưa trẻ đi tiêm vắcxin sởi theo lịch tiêm chủng mở rộng. Trẻ em cần tiêm một mũi vắcxin sởi trước khi 1 tuổi.
- Trẻ mắc sởi nằm viện cần được cách ly ít nhất 4 ngày sau khi ban ở da xuất hiện.
- Trẻ bị suy dinh dưỡng cần cách ly trong thời gian bị bệnh.
- Cách ly trẻ càng sớm càng tốt, thời gian cách ly 15 ngày kể từ khi mắc bệnh.
- Anh em của bệnh nhi nếu chưa từng mọc sởi phải được cách ly bệnh nhi trong 18 ngày.
- Bệnh nhi và anh em bệnh nhi không được đến trường học trong 18 ngày, nếu chưa được tiêm chủng.
Ở nhà trẻ: Khi có dịch, không nhận trẻ cho đến khi hết dịch.

Những việc bạn có thể làm:
- Để trẻ nằm nghỉ trong buồng sáng và thoáng.
- Khi trẻ sốt nhiều, cho trẻ ăn theo chế độ ăn lỏng, khi trẻ bớt sốt cho trẻ ăn uống bình thường.
- Vệ sinh răng miệng cho trẻ: cho trẻ súc miệng bằng nước muối.
- Kiểm tra nhiệt độ của trẻ ít nhất hai lần mỗi ngày và cứ năm, sáu giờ một lần khi trẻ đang bị sốt cao vào ngày thứ tư, thứ năm.
- Ở bên cạnh trẻ nếu trẻ cảm thấy rất khó chịu khi đang bị sốt cao.
- Khi trẻ sốt cao, hãy làm hạ nhiệt độ cho trẻ bằng cách lau mình cho trẻ bằng nước ấm. Trẻ sốt cao trên 38,50C, bạn có thể cho trẻ uống một liều Paracétamol nước để giảm sốt.
- Cho trẻ uống nhiều nước để tránh cho cơ thể khỏi bị mất nước, đặc biệt khi trẻ sốt cao.
- Nếu trẻ đau mắt, bạn hãy rửa mắt cho trẻ bàng bông gòn nhúng vào nước mát.
- Mặc dù ánh sáng chói chẳng làm tổn thương mắt trẻ song bạn hãy giữ trẻ trong phòng tối nếu điều đó làm cho trẻ dễ chịu hơn.
- Tránh đưa trẻ ra gió.

Khi nào bạn cần đưa trẻ đi bác sĩ?

- Ba ngày sau khi phát ban trẻ không khá hơn.
- Thân nhiệt trẻ bỗng nhiên tăng lên.
- Tình trạng trẻ xấu đi sau khi có vẻ khá lên.
- Trẻ bị đau tai.
- Trẻ thở khò khè hay khó thở.

(Theo suckhoecuocsong.com)

XÚC ĐỘNG BÀI VĂN VỀ ''CÔ GIÁO MẦM NON'' CỦA CẬU HỌC SINH LỚP 7

“Mùa xuân ai đi hái hoa
Còn em đi nuôi dạy trẻ
Sao em muốn đàn em mau khỏe?
Sao em muốn đàn em mau ngoan?”


Khi lớn lên có mấy ai trong chúng ta còn nhớ đến chuyến đò đầu tiên đã đưa mình chập chững bước vào cánh cửa học vấn của cuộc đời. Có mấy ai còn nhớ đến người lái đò dạo ấy với những yêu thương trìu mến dành cho mình, lúc mình mới lên hai, lên ba. Đối với em, hình ảnh cô giáo mầm non - là cô giáo Hiên - vẫn mãi ngự trị trong tâm hồn em...

Cô Hiên thường ra tận hành lang đón học trò, đón em từ vòng tay mẹ. Lúc nào cô cũng hôn lên má em âu yếm, vuốt tóc em trìu mến và ôm em vào lòng. Cảm giác ấm áp, dễ chịu, lan tỏa từ cô sang em khi cô xoa xoa nhẹ nhàng vào lưng em, dịu dàng, ngọt ngào vỗ về: “Nhựt ngoan nào. Con nín đi nha! Cô thương, cô thương nhiều mà!”. Thế là em không còn nhè nữa, cố đưa đôi mắt đỏ hoe nhìn theo bóng mẹ xa dần ngoài cổng trường. Tay em nhỏ xíu, nằm gọn lỏn trong bàn tay cô, giơ lên cao vẫy tay tạm biệt bà và mẹ.

Đến bây giờ em mới hiểu rằng nghề nuôi dạy trẻ thật không dễ chút nào. Một lớp khoảng 20 học sinh, suốt ngày khóc lóc, cấu xé, tiểu tiện liên tục. Điều đó thật là khủng khiếp. Phải là người có tâm, có lòng yêu thương trẻ con thật sự thì mới có thể làm tốt được. Cô Hiên của em ngày ấy quả là người cô theo đúng nghĩa. Cô đã thể hiện lòng bao dung của mình qua gương mặt phúc hậu, ánh mắt dịu dàng, nụ cười luôn nở trên môi, và cuối cùng là cái “tâm” sáng ngời trong cô được nhìn thấy rõ nhất qua đôi bàn tay cô.

Ôi! Nhắc đến điều này làm em cảm thấy như vẫn còn nguyên vẹn cái cảm giác ấm áp, trìu mến, nhẹ nhàng đầy thương yêu, cực kỳ dễ chịu, lan tỏa trong trái tim em khi được tay cô chăm sóc thuở xưa. Đôi bàn tay như có phép tiên của cô đã giúp em và các bạn nhỏ khác ăn ngon hơn, ngủ ngon hơn, ngoan hiền hơn và chóng lớn chỉ sau một năm học cô. Em vẫn còn nhớ đôi bàn tay của cô mịn màng, âm ấm. Những ngón tay thon dài, cắt móng sạch sẽ luôn được cô đưa lên làm gương cho các cháu. Cô không một lần ngắt nhéo trẻ, làm trẻ đau, không một lần làm rơi vỡ đồ trước mặt trẻ, không một lần cư xử thô bạo với trẻ. Mà trái lại, từ tay cô, sự kỳ diệu luôn được nhân lên gấp bội bởi tính cách cẩn thận vốn có, khi cô cột tóc cho bé gái, mặc đồ cho bé trai, tắm táp cho bé nào cũng thật nhẹ nhàng, nâng niu kỹ lưỡng như con đẻ của mình.

Đôi bàn tay của cô đã khéo léo đút cho chúng em từng muỗng cơm, muỗng nước, đã khéo léo nắm lấy những đôi tay nhỏ nhắn của chúng em viết những con số, những chữ cái a,b,c... đầu tiên vào trang vở. Cô chính là người đầu tiên giúp em và các bạn nhận biết, làm quen với số đếm, chữ cái, biết nắn nót, biết viết thẳng dòng. Em tin rằng không chỉ em mà còn có những thế hệ đã đi qua, đã từng được học cô, sẽ mãi nhớ đến đôi bàn tay diệu kỳ của cô, không ai có thể lãng quên.

Hồi đó tuy thể trạng rất bé nhỏ, ốm yếu nhưng bù lại em có một trí nhớ rất tốt. Học lớp của cô, em nhanh chóng được cô phát hiện điều đó, thế là cô bầu em làm lớp trưởng. Em thường xuyên được cô mời lên bảng, cầm thước dài, chỉ vào từng con số, từng chữ cái rồi đọc to cho các bạn đọc theo. Em được cô thương nhiều lắm. Nhờ cô mà các cô giáo lớp chồi hoặc lớp lá đều biết đến khả năng đọc viết của em. Vì vậy, vào một thời điểm nhất định, em được cô Hiên cho phép sang lớp của các cô ấy, lên bảng, đọc bài cho các bạn lớn hơn nghe. Em vẫn còn nhớ đã hãnh diện như thế nào. Đó là những năm tháng tuyệt đẹp, đáng nhớ nhất trong cuộc đời của em.

Có lẽ em là đứa trẻ thương cô nhất. Bởi khi được chuyển lên lớp chồi, em đã khóc lóc, không chịu rời xa cô. Ba năm mầm non là ba năm em được gần gũi bên cô. Cô vẫn bên em, vẫn thương em như ngày nào còn học cô. Giờ đây, em đã trở thành một thiếu niên 13 tuổi cao lớn, khỏe mạnh chứ đâu còn là cậu bé ốm yếu, nhỏ bé ngày nào, mà sao hình ảnh của cô vẫn còn ghi khắc sâu đậm trong tâm hồn của em...

Em xin mượn những câu hát ngọt ngào dưới đây của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý để gửi tặng đến cô và cũng để kết thúc bài viết của mình:

“Một mai khi em lớn khôn
Đừng quên khi đi nhà trẻ
Quên cô giáo, người nuôi em khỏe
Quên cô giáo, người chăm em ngoan
Quên những lời cô giáo yêu thương...”


TÔ NGUYỄN MINH NHỰT (lớp 7A2 Trường THCS Nguyễn An Ninh, Q.12, TP.HCM)

TRẺ THÔNG MINH HƠN NHỜ NHẢY MÚA

Theo nghiên cứu của các giáo sư thuộc Đại học Columbia Mỹ về Giáo Dục Nghệ Thuật cho trẻ em, nhảy múa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện trí tuệ của trẻ. 



Trong những năm đầu đời, khi não phát triển về cả cấu trúc và chức năng, nhảy múa là một trong những kỹ năng không những giúp trẻ phát triển chức năng tâm vận động mà còn hỗ trợ cho bé phát triển chức năng giao tiếp xã hội và ngôn ngữ.

Nhảy múa không đơn thuần là vận động

Với quan niệm thông thường, nhảy múa thiên về vận động thể chất, tuy nhiên những chuyển động đơn giản của bé cũng chính là biểu hiện của việc phát triển khả năng trí tuệ. Việc giữ thăng bằng, phối hợp tay chân và cử động của bé là những biểu hiện của tâm vận động, một trong năm chức năng quan trọng của não bộ bên cạnh nhận thức, thị giác, cảm xúc giao tiếp và ngôn ngữ.

Nhảy múa giúp bé phát triển cả vận động thô (chuyển động theo nhịp theo các hướng, vận động tay, chân, cổ…) và cả vận động tinh (uốn dẻo, kết hợp tay chân theo nhạc phức tạp…).

Bên cạnh đó, nhảy múa giúp đẩy mạnh quá trình phát triển óc tư duy, sáng tạo, khả năng quan sát, trí nhớ thông qua khả năng kết hợp các động tác, kết hợp nhịp điệu với cử động, tăng cường khả năng tập trung, giúp cơ thể phát triển cân đối và phản xạ nhạy bén.

Khi học múa, bé sẽ phát triển được nhiều lĩnh vực khác như khả năng giao tiếp với người khác, ý thức cá nhân trong cộng đồng với những bạn cùng học, với thầy dạy, khả năng cảm thụ âm nhạc, tính kỷ luật, sự sáng tạo được kích thích hơn, năng động hơn …

Nhảy múa chính là một trong những rèn luyện cơ bản không chỉ cho trí thông minh vận động (IQ) mà còn cho cả trí thông minh cảm xúc (EQ), nhất là cho sự kết hợp giữa IQ và EQ. Bởi qua nhảy múa, bạn có thể thể hiện cảm xúc, tình cảm, cả suy nghĩ của mình tự nhiên, cũng như tình cảm nhất.

- Theo Vietnamnet-

XỬ TRÍ KHI CON CHỬI BẬY

Do còn nhỏ và thiếu kinh nghiệm, trẻ không biết kiểm soát sự giận dữ, cha mẹ cần dạy con cư xử thế nào là phù hợp và thế nào là sai trái. Bạn có thể áp dụng những lời khuyên sau khi phát hiện con bắt đầu chửi bậy:



1. Không phản ứng thái quá

Bạn không nên quá kinh ngạc khi nghe con lần đầu chửi bậy. Đơn giản là con đang bắt chước người lớn. Hãy bình tĩnh và đừng phản ứng thái quá, tránh khiến bé lầm tưởng rằng cứ chửi bậy sẽ được bố mẹ chú ý ngay lập tức, gây tác dụng ngược đối với việc giáo dục bé.

2. Tìm hiểu nguyên do

Thời gian gần đây con bạn hay giận dữ và cáu kỉnh? Hẳn phải có lý do đằng sau cách cư xử của bé. Hãy tìm hiểu vấn đề bé gặp phải. Trẻ thường dùng các câu chửi bậy khi chúng cảm giác bị phớt lờ hay coi thường ở nhà.

3. Không nuông chiều


Trước tiên bạn không được chiều trẻ. Nếu bạn nghe con chửi bậy, hãy sửa lại ngay cho bé. Bạn không nên quá gay gắt, nhưng cũng đừng cười với con vì có thể con sẽ nhận định đó là dấu hiệu cho thấy đó là việc đáng yêu và rằng bé có thể dùng mọi từ ngữ kiểu này để khiến mẹ cười.

4. Khích lệ tích cực

Tặng con chút phần thưởng mỗi lần con tự kiềm chế và không chửi bậy sẽ vô cùng hữu ích. Con sẵn sàng làm mọi điều để được bố mẹ tán dương. Khi nhận được sự khích lệ, bé sẽ nỗ lực không chửi bậy nữa.

5. Dùng biện pháp cứng rắn

Một biện pháp hữu hiệu khác để trị trẻ cứng đầu học chửi bậy là trừng phạt. Mỗi lần con chửi bậy, bạn hãy cương quyết lấy đi một món đồ bé thích. Ban đầu con bạn có thể vô cùng tức giận, nhưng dần dần bé sẽ hiểu ra vấn đề.

6. Làm gương

Một cách hay để ngăn con bạn nói tục là làm gương cho bé. Cho con bạn thấy cha mẹ được mọi người tôn trọng là do có nhân cách tốt, dùng lời nói nhã nhặn và cư xử đúng mực. Nếu muốn được mọi người tôn trọng như vậy, bé cũng phải noi theo bố mẹ.

7. Kỷ luật

Trẻ học nói bậy rất nhanh. Bạn hãy nói rõ với trẻ rằng không được phép sử dụng ngôn ngữ đó. Hãy dùng các biện pháp kỷ luật như cắt thời gian xem TV hay giảm thời gian chơi nếu cần thiết. Có thể bạn sẽ nhận lại sự cau có hay cái nhìn khó chịu, nhưng hãy nhớ đây là điều phải làm.

8. Dạy con

Hãy ngồi nói chuyện dịu dàng với trẻ, giúp trẻ hiểu rằng chửi bậy sẽ làm tổn thương người khác. Hãy nhấn mạnh những tác động tiêu cực của hành động sai trái. Với trẻ nhỏ, bạn cần dạy dỗ và yêu thương. Với trẻ lớn, bạn cần quan tâm hơn, đồng thời phải nghiêm khắc hơn.

(theo magforwomen)

CÁCH ỨNG XỬ HAY NHẤT KHI CON KHÓC BỊ VẤP NGÃ

Khi con vấp phải vật gì và té ngã ra đường khóc, bố mẹ sẽ có rất nhiều kiểu dỗ dành. Bạn sẽ làm cách nào trong những cách dưới đây?

1. Đánh chừa cái đường/ ghế/ sàn nhà… này, làm con đau này!
2. Mẹ xoa chỗ này cho cái đau bay đi nhé!
3. Nín khóc đi rồi mẹ mua kẹo cho nhé!
4. (Nổi nóng) Mẹ đã dặn đi cẩn thận rồi mà không chịu nghe!
5. Nín đi đừng khóc nữa! Có sao đâu!/ Hết đau rồi còn khóc gì nữa?
6. (Đánh lạc hướng) Ồ, có con cún vừa chạy qua kìa? Đằng kia có xe đạp đẹp nhỉ?!





Bạn là ai trong những trường hợp trên?

Dưới đây là các bước xử lý khi con khóc vì vấp ngã của Kawai Michiko – một bà mẹ Nhật có ba con – tác giả cuốn sách “Từ hôm nay, mẹ sẽ không nổi giận với con nữa!”
- Bước 1: Trẻ khóc là ngầm để cha mẹ hiểu là trẻ bị đau, nên việc đầu tiên bố mẹ cần làm là tiếp nhận thông tin đó. Bố mẹ có thể nói: “Con vấp ngã à? Để mẹ xem nào, bị xước da một chút đây này nên chắc là đau rồi, nhưng mà sẽ ổn thôi con.”
Việc cha mẹ tiếp nhận cảm xúc của con sẽ khiến con cảm thấy được cha mẹ quan tâm, yêu thương, giúp xoa dịu những cảm xúc tiêu cực. Đây là bước quan trọng mà bố mẹ thường bỏ qua, khiến trẻ ấm ức hoặc phản kháng.


- Bước 2: Cùng con tìm câu trả lời cho câu hỏi: Tại sao con vấp ngã nhỉ? Làm thế nào để không bị vấp ngã nữa?
Thay vì đỗ lỗi cho… sàn nhà, đánh trống lảng, quát mắng hay dỗ dành bằng đồ chơi, kẹo, bố mẹ nên giúp con tìm ra lý do vấp ngã, biết việc vấp ngã là do chính con chưa cẩn thận. Bằng cách này, lần tới con sẽ để ý đi đứng hơn. Con cũng hiểu được quy luật nhân quả (mình chạy quá nhanh/ không nhìn đường nên bị ngã), biết chịu trách nhiệm về bản thân.

(Theo yeutretho.com)

MÀU SẮC TIẾT LỘ TÍNH CÁCH CỦA CON

Bé con nhà bạn thích màu sắc nào nhất? Hãy cùng khám phá tính cách ứng với màu sắc bé yêu xem có đúng không các mẹ nhé!



Màu hồng

Đa số con gái đều thích màu hồng. Nếu con gái bạn đang thích màu này chứng tỏ kinh tế nhà bạn rất khá, hơn nữa chúng thể hiện sự quan tâm và tình yêu mà cha mẹ dành cho bé.
Đây là sắc màu của hạnh phúc, hòa bình. Vì thế, trẻ thích màu hồng thường có tâm trạng rất vui vẻ, nhí nhảnh. Hơn nữa, trẻ cũng rất dễ mền, sống tình cảm và luôn đem đến niềm vui cho người khác.
Trẻ thích màu hồng thường muốn sở hữu toàn bộ đồ dùng có màu sắc này. Trẻ có quan hệ gần gũi và thân mật với cha mẹ. Chúng dựa dẫm cha mẹ về mặt tâm lý và hy vọng người lớn quyết định mọi việc giúp chúng. Nếu bị cha mẹ từ chối và bắt mình giải quyết vấn đề, bé sẽ không ngừng khóc lóc.

Màu xanh lá cây và màu xanh da trời

Trẻ thích hai màu xanh này đều có xu hướng né tránh sự tranh giành, đặc biệt là màu xanh lá cây. Tính cách vui vẻ, cởi mở, dễ gần, tò mò và ham học hỏi. Khi lớn bé rất thành công trong công việc.

Đỏ

Màu đỏ là màu của sự năng động và năng lượng sống dồi dào. Ưa tuýp màu này, trẻ thường có hình thức gây ấn tượng, biết tạo sức cuốn hút đặc biệt. Ngoài ra, màu đỏ cũng tượng trưng cho sự vững chắc, kiên định. Nếu bé thích màu đỏ, tính của bé sẽ khá nóng, hiếu thắng nhưng lại rất ý chí và quyết tâm.

Màu tím
Trẻ thích màu tím có tính cách hướng nội, dễ bị chi phối và ảnh hưởng bởi nhận xét của người khác. Chúng rất nhạy cảm, sự thay đổi trong thái độ của bạn có thể ảnh hưởng đến tâm trạng chúng trong 1-2 ngày. Bé trai thường thích màu tím hơn bé gái, điều này giải thích tại sao phần lớn những nhà nghệ thuật có tài là nam giới và những trẻ có tình cách kì quái phần nhiều là bé trai.
Bé gái có tính cách nhạy cảm thường dùng nước mắt để giải tỏa tâm trạng nhưng từ nhỏ các bé trai đã được người lớn dạy không nên khóc, chính vì thế chúng thường dùng một phương thức biểu đạt khác để giải tỏa là quấy nhiễu, la mắng.
Nếu phát hiện bé trai yêu thích màu tím đang làm nũng quấy nhiễu tốt nhất đừng la mắng chúng, thay vào đó bạn hãy tìm cách an ủi và vỗ về trái tim dễ tổn thương của bé.

Màu da cam

Trẻ thích màu cam có tính cách hướng ngoại, năng nổ, thích nói chuyện và nhanh chóng bắt quen với người khác. Một điều thú vị là trẻ thích màu cam sẽ không thay đổi sở thích với màu sắc ngay cả khi trưởng thành.
Có tính sáng tạo, tự cho mình là trung tâm của mọi việc, không mấy rộng lượng với người khác, hay bất cẩn, dễ tin người bởi cho rằng mọi người ai cũng tốt tính. Thuộc tuýp người theo chủ nghĩa lạc quan, vui vẻ nhiệt tình, nhược điểm lớn nhất là khó thỏa hiệp và không bao giờ chấp nhận ở vị trí thấp hơn người khác.

Trẻ thích màu da cam thường cảm thấy khó khăn trong các mối quan hệ với bạn bè bởi tính cách nhiệt tình hoạt bát, dễ bắt quen với môi trường mới nhưng lại quá kiêu ngạo và tự cho mình là trung tâm nên dễ nảy sinh cãi vã.

Màu cà phê

Một phát hiện thú vị là những đứa trẻ có cha mẹ thành công trong sự nghiệp thường rất thích màu cà phê. Do công việc của bố mẹ bận rộn và áp lực cuộc sống, bé được ông bà chăm sóc từ nhỏ, sau 4 tuổi có đến ¼ số trẻ bị hấp dẫn bởi màu cà phê.
Mặc quần áo hay vật dụng màu này khiến trẻ dường như lớn hơn nhiều so với độ tuổi. Trẻ thích màu cà phê thường thiếu cảm giác an toàn, luôn đắn đo suy xét mọi việc trước khi quyết định hay hành động, rất ít khi thể hiện cảm giác lo âu.
Do phần lớn thời gian bên ông bà nên chúng bị ảnh hưởng một phần tích cách bảo thủ, luôn nghe lời và kìm chế thể hiện sở trường của bản thân. Cách giáo dục này dễ làm thui chột tài năng, sức sáng tạo và sự lạc quan của con trẻ.

Xanh dương

Đây là sắc màu của xúc cảm. Vì thế, người thích tông màu này thường sống hướng nội và ít giãi bày cảm xúc của mình. Trẻ sẽ được nhiều người yêu mến vì tính cách dễ mến của mình, đôi khi, rất dễ bị dao động và tổn thương bởi những người xung quanh.

Đen

Được đánh giá là một trong những màu ấn tượng nhất. Tuy nhiên, đây lại là màu sắc của chi tiết. Nội tâm của trẻ thích màu đen thường rất phong phú, chúng luôn giấu kỹ suy nghĩ và không muốn ai "đọc" được.

Vàng

Màu vàng là màu của những nhà lãnh đạo thiên bẩm. Có thể trẻ sẽ khá ương bướng, khó bảo nhưng thực may mắn trẻ cũng rất cẩn thận và luôn biết cách bảo vệ mình. Màu vàng cũng nói lên rằng trẻ có trí tưởng tượng tốt và ưa tìm tòi học hỏi.

Màu xanh nhạt và màu trắng

Khoảng 15% bé gái và 6% bé trai có xu hướng theo chủ nghĩa hoàn mỹ, chúng chỉ thích màu trắng và xanh nhạt với hầu hết mọi vật. Hầu hết trẻ thích màu trắng đều có tính sợ bẩn, không thích bạn bè chơi trên giường của mình, dùng chung khăn, mượn đồ chơi hay dụng cụ học tập bởi chúng rất ưa sạch sẽ.

Chúng cần thay ba bốn bộ đồ, vài đôi tất trong một ngày vào mùa hè. Chúng rất muốn làm quen và kết giao bạn mới nhưng nhanh chóng thất bại vì không chịu được nhược điểm của bạn bè và hay phủ định người khác. Chúng thường hay khiến cha mẹ lung túng với những tình huống khó xử do tính cách ương bướng của mình.

(Theo Phunutoday)

10 DẤU HIỆU TRẺ NÓI DỐI

Có lúc cha mẹ gặp một chút khó khăn khi xác định có phải trẻ đang nói dối hay không? Nếu đang ở trong trường hợp này, cha mẹ hãy nghĩa đến 10 dấu hiệu trẻ nói dối phổ biến dưới đây nhé.




1. Ánh mắt bất thường
Khi những em bé nói dối sẽ thường không dám tiếp xúc hoặc nhìn trực tiếp người đối diện bằng ánh mắt quang minh chính trực. Khi ấy ánh mắt của chúng thường khá bất thường. Nhất là với những trẻ đã lớn và hiểu biết hơn, bạn sẽ thấy ánh mắt của chúng rất đáng khả nghi và thiếu sự thành thật.

2. Sự lặp lại
Một dấu hiệu khác cũng khá phổ biến của việc trẻ nói dối là trẻ nhà bạn cứ lặp đi lặp lại những câu hỏi như là một phần của một phản ứng tự nhiên. Đây là một cách để trẻ muốn trì hoãn mọi chuyện và để có thêm thời gian để nghĩ về một câu chuyện mới.
Ví dụ, nếu bạn hỏi con về những gì họ đã làm với một người bạn sau giờ học, chúng có thể sẽ lẩm bẩm: "Con đã làm gì sau giờ tan học á?" ...

3. Chạm vào các bộ phận của khuôn mặt
Chạm vào các bộ phận của khuôn mặt cho dù gãi tai hoặc đưa tay lên mũi, gãi đầu... đều có thể là dấu hiệu trẻ nói dối. Tương tự như vậy, liếm hoặc cắn môi cũng là một biểu hiện nói dối khác của trẻ.

4. Không nhất quán trong câu chuyện
Nếu chú ý, cha mẹ sẽ thấy trong những câu chuyện của con bạn sẽ có những mâu thuẫn không đồng nhất. Đây chắc chắn là một trong những dấu hiệu chắc chắn nhất mà mẹ bé có thể kết luận trẻ đang nói dối hoặc đang đối phó.

5. Những phản ứng phòng thủ
Một đứa trẻ nói dối thường sẽ phản ứng thái quá với những lời buộc tội của cha mẹ chúng. Vì thế, cha mẹ trẻ hãy cảnh giác nếu những đứa trẻ nhà bạn bỗng dưng có phản ứng phòng thủ hơi thái quá nhé.

6. Bất thường trong lời nói hoặc hành động
Khi trẻ nói dối, con của bạn sẽ có thể đột ngột kể một câu chuyện nào đó hoặc có những hành động bất thường như đứng lên với hai bàn tay sau lưng.
Nói chung những cử chỉ bất thường của trẻ hoặc vị trí cơ thể có thể cho thấy trẻ đang nói dối.

7. Đôi mắt nhấp nháy
Đôi mắt của trẻ có thể nhấp nháy nhiều hơn và thường xuyên hơn lúc bình thường hoặc chúng có thể không nhấp nháy so với lúc bình thường... Tất cả những biểu hiện thái quá ở mắt đều có thể là bằng chứng kết luận trẻ đang nói dối.

8. Tâm trạng bồn chồn
Bạn có thấy con của bạn vắt tay hoặc loay hoay không tự nhiên trong khi kể câu chuyện của mình không? Đó là một dấu hiệu cho thấy trẻ không cảm thấy không thoải mái vì trẻ đang không nói ra sự thật đấy.

9. Đi lang thang
Bỏ đi lang thang để có thời gian suy nghĩ có thể cũng là lựa chọn của một số trẻ khi đang nói dối. Bởi vì trẻ đang cố gắng để làm cho câu chuyện của mình trở nên đáng tin cậy hơn bằng cách thêm hành động này.

10. Thay đổi ngữ điệu khi nói chuyện
Trẻ đang nói rất dài và tạm dừng, trẻ do dự hoặc nói bằng một giọng thấp hơn... cũng là những manh mối để bổ sung cho một đứa trẻ đang nói dối.

-sưu tầm-

Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014

DẠY TRẺ BIẾT LẮNG NGHE - ĐƠN GIẢN THÔI!

Trẻ hư, không biết nghe lời? Vấn đề là cha mẹ chưa có 'chiến lược' đúng để đào tạo chúng.




Cứ khi nào bạn bảo trẻ không được làm một việc gì thì trẻ lại bắt đầu cố làm việc ấy một cách chậm chạp, cứ như không nghe thấy điều gì. Vì sao trẻ lại ngang ngạnh như vậy, bạn phải làm như thế nào để trẻ biết lắng nghe?Trẻ không tự nhiên ngang ngạnh như vậy. Tuy nhiên, trẻ đang thử bạn nhưng không phải như kiểu mà bạn nghĩ. Ở lứa tuổi chập chững biết đi, trẻ đang cố gắng làm theo những chuẩn mực của hành vi và những qui tắc trong gia đình. Trẻ đang ở buớc chuyển tiếp giữa những chuẩn mực phải tuân theo và những thói quen thông thường của bản thân để đến một lúc nào đó, không cần có bạn ở bên cạnh, chúng cũng sẽ tự theo những quy luật ấy.
Thực ra, không khó để dạy trẻ mẫu giáo biết lắng nghe mà vấn đề là bạn cần có 'chiến lược' để đào tạo chúng. Dưới đây là những gợi ý hay cho bạn:
1. Rõ ràng
Khả năng ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo còn giới hạn, vì vậy, bạn cần dạy con dứt khoát, đơn giản và thể hiện quyền hành rõ ràng. Trẻ sẽ khó chịu và chống đối nếu bạn cứ nói đi, nói lại mãi một đề tài và cũng khó lòng hiểu một câu nói dài lê thê: "Ngoài trời lạnh lắm, con đang bị bệnh nữa,  mẹ muốn con mặc áo len vào trước khi chúng ta đi tới cửa hàng". Ngoài ra cũng đừng diễn đạt một vấn đề giống như một câu hỏi nếu thực sự con bạn không được phép chọn lựa như “Xe đến rồi, lên xe đi con!”,câu này có lẽ tác động mạnh hơn câu “Lên xe đi con?”
Những câu nói ngắn gọn, cô đọc và đầy đủ ý nghĩa sẽ giúp trẻ nhanh chóng hiểu thông điệp của bạn hơn.
2. Dứt khoát
Diễn đạt rõ những điều bạn muốn nói, không được dọa nạt hay hứa với trẻ những điều mà bạn không thực hiện. Nếu bạn nói với nhóc 2 tuổi rằng: "Con cần uống sữa sau khi ăn tối", đừng tán gẫu trong vòng 5 phút sau đó mà nên để thời gian đó để trẻ uống nước cam chẳng hạn. Hãy chắc chắn rằng ông xã bạn đã thống nhất và đồng ý với 'quy định' bạn đã đề ra với con, để tránh tình trạng 'trống đánh xuôi, kèn thổi ngược' khi nuôi dạy con.
Ngoài ra, đừng la hét, nói đi nói lại những mong muốn của bạn với trẻ. "Mẹ muốn con thế này...", "Mẹ muốn con thế kia..." - đó là ý muốn của bạn, chứ không phải mong muốn của trẻ. Với trẻ mẫu giáo, lời nói sẽ không hiệu quả bằng hành động. Nếu bạn muốn "Con hãy đặt cái ly lên bàn", hãy từ từ chỉ cho con cách đặt cái ly lên bàn và cho trẻ chút thời gian để làm theo chứ đừng thúc giục, cáu bẳn...

3. Củng cố các thông điệp của bạn
Trẻ sẽ ghi nhớ và tuân thủ 'luật lệ' tốt hơn nếu bạn thường xuyên nhắc nhớ trẻ. Ví dụ, hãy khéo nhắc con: "Đến giờ đi ngủ rồi" và nhấp nháy đèn để ra hiệu, hoặc ra hiệu bằng cách đặt tay lên vai con, nhẹ nhàng kéo sự chú ý của con khỏi món đồ chơi yêu thích và đưa con về giường, buông màn và vỗ về chúng ngủ.

4. Lời hướng dẫn thực tế
Nếu bạn nói với nhóc 2 tuổi rằng: "Cất đồ chơi đi!", bé sẽ nhìn quanh quẩn khắp phòng, ngơ ngác không hiểu ý bạn đâu. Để lời nói của bạn có sức nặng với trẻ, hãy nói cụ thể cái gì, việc gì, vật gì một cách rõ ràng. Ví như "Con cất cái hộp màu vàng đi". Khi trẻ đã hoàn thành thì mới nói con cất các đồ tiếp theo.

5. Động viên
La hét, hù dọa để trẻ làm theo mong muốn của cha mẹ, tất nhiên dễ có hiệu quả. Nhưng chắc chắn chẳng bậc phụ huynh nào cảm thấy thoải mái với cách đó. Hầu hết trẻ đều có phản ứng tích cực nếu bạn đối xử với chúng một cách thoải mái, vui vẻ, hoặc mượn lời một bài hát ngộ nghĩnh nào đó để truyền tải thông điệp của bạn. Ví như: "Vì sao con mèo rửa mặt, vì sợ đau mắt...", để bảo con đi rửa mặt... Đồng thời cũng đừng quên ngợi khen, động viên bé khi bé làm tốt.

6. Hãy làm gương
Các bé ở độ tuổi tiểu học sẽ ngoan và biết vâng lời hơn nếu bản thân cha mẹ là tấm gương sáng. Hãy tạo thói quen biết lắng nghe con mình một cách tôn trọng giống như bạn lắng nghe người khác. Nên nhìn vào con mỗi khi nó nói chuyện với bạn, lịch sự đáp lại, và không được ngắt lời mà để cho con nói hết rồi mới đáp lại. Trong khi con đang nói chuyện với bạn thì đừng nên quay mặt đi chỗ khác hay tự ý bỏ đi.
Theo eva.vn


GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN NĂNG KHIẾU BẨM SINH

Theo thạc sĩ, bác sĩ Đinh Thạc, năng khiếu bẩm sinh hoặc thiên bẩm chính là khả năng đặc biệt, trẻ có thể làm được một việc gì đó khá hoàn hảo mà các bạn đồng trang lứa không làm được. Ví dụ ca hát, đọc thơ, múa hát, chơi đàn hoặc giải được những bài toán khó...
Năng khiếu bẩm sinh cũng là dấu hiệu tiên đoán nghề nghiệp của trẻ trong tương lai. Do đó phụ huynh cần lưu ý nhằm giúp con phát triển hoàn thiện hơn, cần định hướng nghề nghiệp cho trẻ nhằm giúp trẻ thành đạt khi trưởng thành.
Ảnh minh hoạ

Những biểu hiện chứng tỏ trẻ có khả năng đặc biệt hay năng khiếu bẩm sinh:
- Trẻ hay tò mò, thường xuyên hỏi cha mẹ bằng những câu hỏi cắc cớ.
- Biết đi, biết nói khá sớm.
- Sử dụng được đôi tay, và đôi khi là đôi chân, để thực hiện các động tác khó như gắp đồ vật nhỏ bằng các ngón chân.
- Sớm say mê với bảng chữ cái.
- Có sự hiểu biết về số học và các khái niệm thời gian khá thành thạo.
- Có khả năng giải được các bài toán đố tương đối khó so với tuổi của trẻ.
- Có khả năng cảm thụ nhạy bén và hưởng ứng mạnh mẽ với âm nhạc. Tiếp thu nhanh chóng các giai điệu, bài hát và thể hiện lại hết sức chính xác.
- Có khả năng ứng phó và biết cách lợi dụng hoàn cảnh bất lợi để vươn lên.
- Lộ vẻ thiếu kiên nhẫn trước những giới hạn vì cơ thể chưa đủ phát triển hoặc không thể đáp ứng.
- Có thể lựa chọn, sắp xếp, tổ chức, phân loại mọi vật và sau đó tự đặt tên cho chúng theo suy nghĩ riêng của trẻ.
- Hiểu được khái niệm nguyên nhân và kết quả, đáp ứng tốt, nhanh chóng với các hướng dẫn và thực hiện nhiều nhiệm vụ được giao hơn so với những bé khác.
- Sở hữu vốn từ vựng phong phú, có thể nói chuyện một cách mạch lạc khi còn nhỏ tuổi và biết cách diễn đạt bản thân bằng cách dùng các từ khó và các mẫu câu phức hợp.
- Có khả năng tập trung vào việc gì đó một thời gian khá dài.
- Có khả năng thuật lại một câu chuyện hay một sự kiện mạch lạc, rõ ràng và thậm chí sáng tạo phần kết ly kỳ nhưng vẫn hợp lý.
- Ghi nhớ chi tiết những sự kiện phức tạp để rồi có thể mô tả lại một cách sinh động sau một khoảng thời gian dài.
Những năng khiếu bẩm sinh thường gặp ở trẻ
Theo giáo sư Howard Gardner thuộc ĐH Harvard (Mỹ), có bảy dạng thiên khiếu thường gặp nhất ở trẻ em, được tổng kết từ một công trình nghiên cứu khoa học có giá trị ở Mỹ như sau:
1. Ngôn ngữ học
Những đứa trẻ được thiên phú cho khả năng ngôn ngữ sẽ tìm thấy niềm vui trong việc đọc sách, viết lách, kể chuyện hoặc chơi trò ô chữ.
2. Lôgic toán học
Bạn sẽ nhận thấy những đứa trẻ này rất say mê tìm hiểu mối liên hệ giữa các sự kiện, chủng loại khác với nhau. Những bài toán hóc búa, các cuộc thí nghiệm hấp dẫn hay trò chơi đòi hỏi nhiều tư duy chính là người bạn thân thiết nhất của chúng.
3. Thẩm mỹ cơ thể
Những đứa trẻ này sẽ học hỏi và truyền tải điều muốn thể hiện thông qua các chuyển động của cơ thể và sự cảm thụ bằng xúc giác. Chúng thường có thần tượng là các vũ công điêu luyện hay những thợ thủ công giỏi nghề.
4. Không gian
Những đứa trẻ này thường bị mê hoặc bởi trò chơi ghép hình hay các mê cung bí ẩn. Vẽ hay xây dựng những ngôi nhà nhiều tầng là thú vui mà chúng tìm đến mỗi khi rảnh rỗi.
5. Âm nhạc
Nhiều phụ huynh thường tin rằng con mình được trời phú cho khả năng âm nhạc xuất chúng chỉ vì trẻ thích hát hò và nhảy nhót khi còn thơ ấu. Nhưng thực tế những đứa trẻ có tài năng thật sự về âm nhạc lại chỉ để ý đến âm thanh mà người thường sẽ cho qua. Đôi tai của chúng rất khó tính khi gạn lọc, phân tích các thể loại âm nhạc và độ trầm bổng khác nhau của âm thanh. Chúng sẽ thường dành thời gian ngâm nga hay tạo bằng được các giai điệu cho chính mình.
6. Hướng ngoại
Đây là những nhà ngoại giao có cỡ. Chúng rất biết tạo ra và làm chủ mối quan hệ của mình với những bạn đồng trang lứa. Ngoài ra, trẻ còn có khả năng cảm nhận được cảm xúc của người khác cũng như rất biết cách khuyến khích và động viên.
7. Hướng nội
Những đứa trẻ này sẽ thường phân tích cảm xúc của bản thân hơn là người khác. Chúng rất nhạy cảm với những gì liên quan đến mình, và khá rụt rè. Nhìn chung, những em này có khả năng chìm đắm nhiều trong thế giới triết học.

Nguồn: internet