Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

7 BÍ QUYẾT GIÚP MẸ DẠY CON THÔNG MINH NHƯ NGƯỜI DO THÁI

Các mẹ sẽ khá bất ngờ khi biết rằng chỉ có 13 triệu dân nhưng người Do Thái lại chiếm đến 30% tỷ lệ người đoạt giải Nobel. Người Do Thái còn nổi tiếng khắp thế giới với sự thông minh, nghị lực, giàu có. Điều gì đã giúp tạo ra những con tuyệt vời này? Các mẹ hãy cùng khám phá nhé!

Bí quyết ở đây chính là cách giáo dục con tuyệt đỉnh với những nguyên tắc đặc trưng rất riêng của người Do Thái. Các mẹ hãy tham khảo những bí quyết dưới đây để ứng dụng vào việc dạy con của mình nhé.

1. Không quá bao bọc con
 
Yêu thương con là không bảo bọc con quá mức cần thiết.

Bất kỳ bà mẹ nào trên thế giới cũng yêu con nhưng cách yêu con của các bà mẹ Do Thái lại rất khác biệt. Họ dành cho con "tình yêu đống lửa" - tức là sự nhen nhóm, khích lệ chứ không phải chỉ là cảm giác an toàn, bao bọc. Yêu thương con với người Do Thái là phải nhìn xa trông rộng, đem lại lợi ích suốt đời cho con, đào tạo đứa trẻ trở thành bản lĩnh, thực sự mạnh mẽ trong đường đời.


2. Cha mẹ là quân sư của con

Người Do Thái có câu nói nổi tiếng là “Bố mẹ đừng làm quản gia mà hãy làm quân sư cho con”. Hàm ý của câu nói này là cha mẹ hãy chỉ hướng dẫn, tư vấn cho con, đừng quá bao bọc và làm thay con mọi việc. Điều này khá khác biệt so với công thức 421 của người Việt Nam - 4 ông bà nội ngoại, 2 bố mẹ vây quanh 1 đứa trẻ.

3. Nguyên tắc 3 không

Người mẹ Do Thái nói rằng “phụ huynh 100 điểm không bằng phụ huynh 80 điểm”. Bởi vì cha mẹ ẩn giấu 20% tình yêu con để trở nên lý trí, khoa học, nghệ thuật hơn trong cách dạy con. Theo đó, có ba điều mà người mẹ không nên làm với con là: Không thỏa mãn trước; Không thỏa mãn tức thời; Không thỏa mãn quá mức yêu cầu của con.

4. Rèn chỉ số AQ – chỉ số vượt khó

Ở các trường học người Do Thái, ngay cả trường quý tộc đều luôn đào tạo và rèn luyện cho học sinh biết được khó khăn, thử thách. Có một chỉ số được các vị phụ huynh đánh giá cao ở trẻ là AQ - chỉ số vượt khó. Càng con nhà khá giả càng cần rèn luyện chỉ số này. Công thức cho chỉ số vượt khó AQ của họ là: 20% IQ + 80% (AQ + EQ) = 100% thành công. (IQ:chỉ số thông minh, EQ: chỉ số cảm xúc). Họ tin rằng điểm số tốt nghĩa là trường học tốt, trường học tốt sẽ có tấm bằng đẹp, tấm bằng đẹp sẽ có công việc tốt, nhưng công việc tốt khác với người có sự nghiệp thành công.

5. Dạy con cách đọc sách, yêu sách

 
Một trong những điều đầu tiên mẹ Do Thái dạy con là đọc sách. 

Với người Do Thái, không có con đường nào đi đến sự thông thái ngoài sách. Tài sản duy nhất người Do Thái để lại cho con cũng là sách, đó là những lý do hầu hết trẻ con Do Thái đều rất yêu sách và xem đó như những “món ăn ngọt ngào”.

Cách người Do Thái dạy con cũng rất đặc biệt, bởi theo họ đọc 101 lần sẽ tốt hơn 100 lần. Do vậy trẻ con được dạy đọc sách rất kỹ tuần tự theo các bước sau: đọc lần 1 để hiểu nội dung cuốn sách; lần 2 đọc từng phần để nắm các ý chính; lần 3 đọc để hiểu rõ hơn nội dung; lần 4 đọc để rút ra những gì tinh túy nhất của cuốn sách; lần 5 đọc đi đọc lại nội dung cuốn sách…


6. Luôn đặt câu hỏi cho con

Khi con có bất cứ thắc mắc nào, các bà mẹ Do Thái thay vì cho con câu trả lời sẽ đặt câu hỏi ngược lại. Ví dụ: khi trẻ hỏi khẩu trang dùng để làm gì? Mẹ Do Thái sẽ hỏi: Theo con khẩu trang có những tác dụng gì để bắt buộc trẻ động não suy nghĩ, từ đó hiểu thêm nhiều chức năng khác của khẩu trang đó là: che bụi, che khuyết điểm, giúp giấu mặt…


7. Dạy con tiếp xúc với tiền từ nhỏ

Một trong những cách dạy con rất hay của người Do Thái khiến cả thế giới phải nể phục nữa là cha mẹ Do Thái dạy con cách kiếm tiền từ rất sớm. Bằng cách nào, đó là thay vì cho con tiền họ dạy con biết cách sử dụng sức lao động của mình để kiếm tiền. 

Khi đứa trẻ 2 tuổi, ba mẹ sẽ dạy cho con những cách tự phục vụ bản thân. Lên 5 tuổi, cha mẹ bắt đầu giao việc nhà cho trẻ và có trả tiền. Tuy nhiên, ba mẹ Do Thái phân biệt rất rạch ròi những việc nào làm sẽ được trả tiền (tưới cây, dọn dẹp nhà cửa…) và những việc nào trẻ bắt buộc phải làm để phục vụ bản thân (xếp sách vở, tự gấp quần áo của mình…). Chính cách phân chia hợp lý như vậy đã nâng cao tinh thần nhiệt tình của trẻ, giúp trẻ nhận biết đâu là trách nhiệm và đâu là công việc mình phải làm.

 
Khi trẻ 5 tuổi, cha mẹ Do Thái thường trả tiền cho con khi nhờ con làm việc nhà. 

Cũng chính vì cách giáo dục con đặc biệt như vậy, nên khi trưởng thành, tỷ lệ thất nghiệp của người Do Thái không biết làm việc nhà cao hơn 15 lần người biết làm việc nhà. Thu nhập bình quân của họ cũng thấp hơn 20% so với người thạo việc gia đình.


Theo Yeutre.vnhttp://yeutre.vn/bai-viet/7-bi-quyet-giup-me-day-con-thong-minh-nhu-nguoi-do-thai.646/​

Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2015

DẠY CON DƯỚI 6 TUỔI HỌC NĂNG KHIẾU NHƯ THẾ NÀO?

Không ít các cha mẹ hoảng hốt khi con rất thích nghịch ổ điện, nghịch dao, nghịch kéo, kim, búa; cất kỹ đến đâu chúng cũng tìm được.
Phương án xử lý tình huống này là gì? Cha mẹ tuyệt đối không ngăn cấm vì càng bị cấm, trẻ sẽ càng tò mò. Thay vào đó, hãy hướng dẫn, cho con trải nghiệm và rút được kinh nghiệm ngay.
1. Sử dụng kim
Cha mẹ lấy tấm bìa cứng nhỏ, vừa tay cầm của con. In những hình vẽ dễ thương ra giấy và dán lên tấm bìa. Sau đó, cha mẹ dùng kim đục trước các lỗ thủng theo đường viền của hình. Lưu ý, lỗ thủng vừa phải, đừng quá to kẻo con làm rách tấm bìa.
Đưa cho con cây kim khâu len loại to, cây kim đó sẽ có đầu rất tù nên không đâm vào tay con. Hướng dẫn con xâu sợi chỉ nhỏ luồn qua lỗ kim. Tiếp tục hướng dẫn con xâu kim qua những lỗ thủng đã chọc sẵn ở trên tấm bìa. Sau khi con thêu xong, nhớ khen ngợi và lưu trữ tấm bìa lại nhé. Sau này lớn, con sẽ vô cùng thích thú đấy.
2. Học bốc ăn
Hãy mua cho con ghế ngồi ăn riêng của trẻ. Rửa và lau thật sạch bàn ăn của con. Cha mẹ cũng đừng quên cho con rửa tay trước khi ăn.


Ảnh: demandstudios.com

Cắt những lát hoa quả mềm thành những miếng con cầm vừa tay. Đồng thời luộc một số rau củ quả, để nguội, cắt thành miếng vừa tay con. Cho con ngồi vào ghế và đặt những miếng thức ăn lên bàn. Lưu ý đặt thức ăn từ từ, kẻo con gạt xuống đất hết. Nên đặt xen kẽ các mầu sắc để thu hút con, ví dụ miếng cà rốt luộc đặt cạnh miếng su su xanh. Con sẽ bị thu hút và nhặt những miếng đó bỏ vào miệng. Trong lúc đó, cha mẹ có thể tiếp tục xúc cho con ăn như bình thường. Sau khi con ăn xong, nhớ vệ sinh sạch sẽ ghế ăn cho lần sau nhé.
3. Học xúc thức ăn
Khi con đã đủ 12 tháng, cha mẹ có thể cho con học xúc thức ăn. Lau rửa bàn ăn của con thật sạch. Cho con ngồi vào ghế, xúc hai thìa cháo hoặc cơm chan canh vào bát ăn của con và đưa con một chiếc thìa nhựa nhỏ. Lưu ý bát của con cần có đáy rộng để con khó làm đổ thức ăn ra ngoài. Thìa của con nên vừa miệng, không nên quá to, nhưng cũng không được quá nhỏ vì con sẽ phải xúc quá nhiều lần, chóng nản. Đừng trách mắng khi con làm rơi thức ăn ra ngoài, hãy khen ngợi con nhiệt tình. Trong lúc đó, vẫn tiếp tục xúc cho con ăn cho đủ bữa.
4. Học cách đi giày dép
Con hai tuổi là có thể học đi giày dép đúng cách. Cha mẹ hãy tự đặt dép của mình ngay ngắn trước cửa và chỉ con bắt chước mình. Sau đó, hãy xỏ từng chân vào dép. Nếu con làm đúng nhớ khen ngợi thật nhiều, nếu con làm sai thì đừng trách móc chê bai. Chỉ cần nhắc con nhẹ nhàng, vài lần làm sai, con sẽ biết cách làm cho đúng.
5. Học phân biệt phải trái
Để con không bị nhầm lẫn, cha mẹ mua cho con chiếc vòng nhỏ đeo vào tay con phía bên phải. Sau đó, luôn luôn hỏi con: Rẽ tay phải là phía nào hả con? Đến khi con thuần thục tay phải rồi thì mới dạy con tay bên kia sẽ là tay trái. Đừng dạy một lúc hai tay, con sẽ bị rối. Nhớ đeo vòng cho con lâu cho đến khi con nhớ.
6. Học tự tắm
Mua cho con chiếc chậu tắm, xả nước vào chậu cho nóng vừa phải, phù hợp với con. Cho chút xà bông tắm của trẻ vào chậu, cho vừa phải để con không cần tráng vẫn có thể lau người, an toàn mà không hại da. Hướng dẫn con tự cởi quần áo và để vào rổ quần áo bẩn rồi bước vào chậu. Để con ngồi trong chậu độ 10 phút. Sau đó hướng dẫn con lau người và mặc quần áo. Nhớ khen ngợi con vì đã biết tắm đúng cách. Khi con đã lớn hơn, cha mẹ yêu cầu con tự chuẩn bị quần áo để thay, sau khi tắm xong thì phơi khăn tắm lên cho khô, đổ hết nước và cất gọn chậu.
7. Học tự đi toilet
Cha mẹ mua cho con tấm nhựa để kê lên bồn cầu cho trẻ ngồi. Hướng dẫn con tự phục vụ bản thân. Nếu con quá thấp, cha mẹ có thể đặt cho một cái ghế đẩu nhỏ xíu bên cạnh bồn cầu để con đứng lên đó đi vệ sinh cho tiện nhé.
8. Học thay và giặt đồ lót
Cha mẹ mua đồ lót cho con thì nhớ mua loại vừa với con. Đặt lịch để 3 tháng thay toàn bộ quần lót cho con. Khi con đã lớn,ì nên yêu cầu con tự chọn đồ lót cho mình và tôn trọng sự chọn lựa đó của con.
Khi con đã bắt đầu biết mặc quần áo thì yêu cầu con tự thay đồ lót, làm vệ sinh khu vực cơ thể bên trong đồ lót. Chú ý: Đừng yêu cầu con làm quá kỹ, chỉ cần dội nước thì cũng đã đủ sạch sẽ rồi. 
Yêu cầu con giặt đồ lót hàng ngày. Ban đầu cho con giặt không xà phòng. Khi con được 3 tuổi, con có thể giặt bằng xà phòng. Lúc đó cha mẹ nhớ dặn con lấy xà phòng ít thôi nhé. Nếu không yên tâm, cha mẹ giặt lại đồ lót sau khi con đã giặt, đừng để con nhìn thấy kẻo con sẽ phản ứng.
9. Học phòng tránh xâm hại
Đừng dạy con đề phòng người lạ. Xung quanh chúng ta, ở đâu cũng có người tốt và người xấu. Dạy con cách tự phòng vệ cho mình và phát hiện ra người xấu là phương án tối ưu cho trường hợp này. Các cha mẹ chỉ cần dặn: Bất kể ai động vào cơ thể con khu vực bên trong đồ lót thì đều là người xấu. Lúc đó con cần phải chạy thoát và về mách bố mẹ. Nhớ tin tưởng con nếu con mách nhé. Phòng bệnh hơn chữa bệnh.
10. Dạy con cầm dao
Dạy con cầm dao tuổi này không phải là quá sớm. Quan trọng là chúng ta sẽ dạy thế nào. Ban đầu, cha mẹ mua cho con dao nhựa làm đồ chơi. Cho con chơi với quả dưa chuột trước nhé. Sau khi con đã có thể gọt quả dưa chuột dễ dàng thì cho con cầm dao nhựa cắt giò, chả, bánh kem... phục vụ bữa cơm gia đình. Khi con được tham gia vào các công việc quen thuộc này, con sẽ vô cùng thích thú và chăm chỉ làm.
11. Dạy con tránh xa ổ điện và các vật nguy hiểm
Khi thấy con mon men đến gần ổ điện hay thứ nguy hiểm, cha mẹ ngay lập tức tóm chặt lấy tay con, kéo con về phía ổ điện hay vật nguy hiểm đó, dí tay con vào đó (nhớ giữ khoảng cách an toàn nhé). Vừa làm cha mẹ vừa hét thật to: “Cho vào đi cho giật đau tay”. Bị bất ngờ, con sẽ rụt lại và khóc toáng lên. Chỉ cần vậy là cha mẹ cũng đã đủ làm cho con hiểu ổ điện và các vật dụng nguy hiểm có thể gây đau cho con, con sẽ tránh xa.
Thử dạy con, cha mẹ sẽ thấy con "bận" lắm, ngoan lắm, không còn thời gian nghịch phá nữa đâu. Con cũng biết cách bảo vệ mình, không nghịch dại nữa.
Tiến sĩ Vũ Thu Hương
Giảng viên trường đại học Sư phạm Hà Nội

Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2015

KHẮC PHỤC CHỨNG ĐÁI DẦM CHO TRẺ NHỎ

Chứng đái dầm là rối loạn thói quen thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Chứng bệnh này thường xảy ra vào ban đêm. Ở tuổi lên 5, đa số trẻ em đã biết giữ được mình khô ráo cả ban ngày lẫn ban đêm. Nhưng nếu khi lên 7 tuổi mà trẻ vẫn bị đái dầm thì có thể coi là bất thường và có thể do trẻ bị căng thẳng về mặt tâm lý tình cảm. Tình hình sẽ trở nên tốt hơn nếu trẻ hết căng thẳng.

Các loại đái dầm của trẻ

  • Chứng đái dầm ở trẻ nhỏ thường được chia ra làm 2 loại:

Đái dầm tiên phát:

  • Tức là trẻ đái dầm từ bé đến lớn và liên tục, chiếm khoảng 90% các ca bệnh đái dầm.

Đái dầm thứ phát:

  • Có một khoảng thời gian trẻ không đái dầm nhưng sau đó lại mắc chứng đái dầm.

Do di truyền:

  • Một số gia đình bố hoặc mẹ có tiền sử bị bệnh đái dầm, thì có khoảng 40% con cái họ cũng bị bệnh đái dầm, còn nếu trong một gia đình có cả bố lẫn mẹ bị măc bệnh đái dầm thì sẽ có khỏang 70 – 75% con cái họ sẽ bị mắc chứng này.

Nguyên nhân trẻ hay đái dầm đêm

  • Hiện nay người ta vẫn chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng của chứng đái dầm, nhưng có thể do rất nhiều các nguyên nhân sau:

Nguyên nhân về thể chất:

  • Do có vấn đề về mặt sinh lý, những dị tật bẩm sinh của bàng quang; khả năng phát triển bàng quang không tốt, hay bàng quang nhỏ quá; không kiểm soát được cơ của ống dẫn tiểu; nhiễm trùng đường tiểu; không kiểm soát được cơ bàng quang hoặc do chậm phát triển hệ thống thần kinh; động kinh vào ban đêm…
  • Khi bàng quang đã đầy nước tiểu mà bệnh nhân vẫn chưa muốn thức giấc, sẽ dẫn đến đái dầm. Các bậc phụ huynh thường than phiền rằng con cái ngủ say quá nên đái dầm. Nhưng sự thực đái dầm không liên quan tới giấc ngủ. Nếu chúng thức giấc kịp thời để đi tiểu thì sẽ đỡ bị đái dầm hơn.

Nguyên nhân về cảm xúc:

  • Đái dầm đôi khi là vấn đề liên quan đến cảm xúc như sự chống lại những áp đặt quá đáng của bố mẹ, bắt con cái phải nghe theo họ, chẳng hạn như con cái phải luôn sạch sẽ, khô ráo…
  • Hoặc trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo hay tiểu học, trẻ gặp những khó khăn trong học hành.
  • Mẹ của trẻ sinh em bé, trẻ ít được quan tâm hơn hoặc được quan tâm nhưng không bằng lúc trước.
  • Bố mẹ thiếu khuyến khích, hoặc có những mong đợi, kỳ vọng quá sức đối với trẻ khiến trẻ cảm thấy bị căng thẳng
  • Cha mẹ, anh chị hay những người xung quanh chế giễu chê bai sẽ làm cho chứng đái dầm thêm trầm trọng hơn.

Khắc phục chứng đái dầm ở trẻ

  • Thực tế, các bậc cha mẹ nếu thấy con mình có những biểu hiện của chứng này thì nên đưa trẻ đi khám về thân thể trước xem có phải vì nguyên nhân về mặt sinh lý không. Rồi sau đó mới đưa đến gặp bác sĩ tâm lý để có phương pháp trị liệu.
  • Điều quan trọng nhất vẫn là sự quan tâm của bố mẹ đối với trẻ; nên giúp đỡ trẻ qua những lúc khó khăn, đừng trừng phạt trẻ; không nên đổ lỗi cho trẻ, mà ngược lại nên giúp trẻ hiểu biết, có trách nhiệm để có thể làm được những gì cần phải tự làm.
  • Nếu trẻ cố gắng thức giấc, tự đi tiểu, hay đêm nào không bị đái dầm, thì nên khen ngợi. Phương pháp này có thể giúp trẻ khỏi hẳn đái dầm, tỉ lệ lên đến 25% và giúp trẻ thêm tiến bộ tự kiểm soát được đái dầm khoảng 75%.


Để khắc phục chứng đái dầm ở trẻ, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Đái dầm không phải do lỗi của trẻ, vì thế cha mẹ không nên mắng mỏ, chể giễu hay chê bai trẻ.
  • Nên khuyến khích và khen ngợi trẻ khi mà trẻ tự chủ được và không đái dầm.
  • Các biện pháp như giới hạn uống nước trước khi đi ngủ và đánh thức trẻ dậy để đi tiểu trong đêm cũng rất tốt. Phương pháp dùng băng thấm và máy reo để trị đái dầm tức là máy sẽ reo khi tấm trải giường bị ướt, thành công trong một số trường hợp nhưng không nên áp dụng cho trẻ con dưới 7 tuổi.
  • Cách đối phó tốt nhất với chứng đái dầm là xem nó như một tình trạng chậm phát triển hơn là một căn bệnh, và không dồn sự chú ý quá nhiều vào trẻ.

Đối phó với chứng đái dầm ở trẻ

  • Nhiều bậc cha mẹ lo lắng khi con đã lớn mà vẫn còn đái dầm. Vậy đái dầm có phải bệnh hay không và cách chữa trị như thế nào.
  • Tiến sĩ Bác sĩ Huỳnh Thoại Loan, Trưởng Khoa Thận – Nội tiết Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, đái dầm là tình trạng rỉ nước tiểu không kiểm soát, xảy ra trong lúc ngủ. Trong quá trình phát triển của mình, đứa trẻ sẽ dần dần nhận biết rằng chúng có thể kiểm soát được việc tiểu tiện ở lứa tuổi lên 4 – 5, thế nhưng có khoảng 20% trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo và 10% trẻ dưới 10 tuổi lại mắc chứng đái dầm. Khi cơ bàng quang giãn ra, thay vì tự thức dậy để đi tiểu thì những trẻ này vẫn tiếp tục ngủ, và thế là giấc ngủ của trẻ sẽ trở nên ẩm ướt vì sự tiểu tiện mất kiểm soát.
  • Ngoài một số bệnh lý gây đái dầm như nhiễm trùng tiểu, tiểu đường – thường kèm theo một số triệu chứng khác – thì đái dầm đơn thuần không phải là bệnh lý. Tác hại thường thấy nhất của chứng đái dầm là làm trẻ khó chịu khi ngủ và gây ra chứng stress (sang chấn tâm lý) ở trẻ lớn. Trẻ sẽ cảm thấy xấu hổ và không dám tham gia vào các hoạt động tập thể, những trẻ học bán trú phải ngủ lại trường sẽ có tâm lý sợ đến trường, từ đó ảnh hưởng đến kết quả học tập.
  • Nếu trước đó trẻ không đái dầm nhưng thời gian gần đây lại xuất hiện dấu hiệu này thì nhiều khả năng trẻ đang bị căng thẳng. Đái dầm có thể xuất hiện khi trẻ bị các chấn động tâm lý như ba mẹ ly hôn, có người thân qua đời hay mẹ sinh em bé. Trong những tình huống này, cha mẹ nên giúp nâng đỗ tinh thần trẻ và khuyến khích bé nói ra nỗi lo sợ của mình.

Biện pháp chữa trị chứng đái dầm của trẻ

  • Nếu bé dưới 5 tuổi, thì không cần phải làm gì. Không cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ. Không bao giờ la mắng, phê phán hay trừng phạt khi trẻ đái dầm. Khuyến khích trẻ cùng dọn dẹp chăn đệm khi thức dậy để tạo cho trẻ tinh thần trách nhiệm. Khen ngợi khi trẻ không đái dầm trong đêm.Tập thói quen đi tiểu trước khi ngủ. Hạn chế uống nước trước khi ngủ. Tránh làm trẻ xấu hổ khi kể với người khác về chứng đái dầm của trẻ.

Một số bệnh dễ nhầm với đái dầm

  • Nếu nếu bé cứ tiểu thoải mái, không biết nín ngay cả khi còn thức thì đấy không phải là đái dầm mà là tiểu không kiểm soát. Đây là một căn bệnh bàng quang thần kinh, cần được khám để điều trị thích hợp.
  • Nếu quần bé luôn ẩm ẩm, khai khai nhưng bé vẫn đi tiểu bình thường, vẫn biết nín tiểu, không để nước tiểu xè ra ào ào khi ngủ thì đó là bệnh rò nước tiểu bẩm sinh. Bệnh này chủ yếu xảy ra ở bé gái, thường do 2 thận của bé ở cùng bên, một trên, một dưới. Nước tiểu từ thận trên theo ống dẫn nước tiểu không chảy xuống hết bàng quang mà lại đi thẳng ra cửa mình. Bé cần được phẫu thuật để ống nước tiểu lạc chỗ này được “tập kết” về bàng quang.

Ba mẹ cần làm gì khi trẻ mắc chứng đái dầm?

  • Việc trẻ mắc chứng đái dầm không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển thể chất bình thường của trẻ. Nhưng nếu đái dầm vẫn tiếp tục tiếp diễn ở trẻ lớn, đặc biệt trên 10 tuổi trở lên thì sẽ gây cho các bé nhiều vấn đề tâm lý phức tạp. Các bé sẽ là tâm điểm chú ý của bạn bè, bị chê cười, mất tự tin, căng thẳng, buồn rầu và có thể rơi vào mặc cảm. Lâu ngày, tâm tính các bé sẽ trở nên bất thường, khó chịu và khó hòa nhập. Tình trạng này kéo dài không tốt cho sự phát triển của bé về sau.
  • Các bậc cha mẹ đừng tỏ ra quá lo lắng về hiện tượng này và đừng la mắng trẻ vì sẽ làm cho bé căng thẳng hơn và đái dầm có thể tăng thêm. Tốt hơn hết, cha mẹ nên kiên trì và thông cảm, chú ý nhắc nhở bé đi tiểu trước khi đi ngủ và không nên uống nước 2 – 3 giờ trước khi đi ngủ. Có thể sử dụng loại đồng hồ báo thức có khả năng phát hiện sớm các giọt nước tiểu đầu tiên để đánh thức trẻ dậy. Cách thức này hứa hẹn 70 – 80% thành công. Nên ghi lại những lần bé tè dầm vào một quyển sổ hoặc lịch để theo dõi, khi trẻ chiến thắng tè dầm một lần, đừng tiếc lời khen ngợi và hãy động viên khen thưởng bé. Việc làm này sẽ khiến các bé rất quyết tâm cố gắng. Thay, giặt đồ cho bé cẩn thận trước khi đến lớp để gạt bỏ mặc cảm tự ti trước thầy cô, bạn bè. Nên tránh cho trẻ chứng kiến những cuộc cãi vã của người lớn và nên quan tâm đến các yếu tố tác động tâm lý trên trẻ trong mọi quan hệ với thầy cô, bạn bè, anh chị em ruột…
  • Khi dùng các biện pháp kể trên mà trẻ vẫn đái dầm thì có thể dùng thuốc. Tuy nhiên, không cần điều trị thuốc khi trẻ dưới 6 tuổi. Thuốc được dùng đầu tiên là desmopressin dưới dạng bơm xịt vào mũi cho trẻ trước khi đi ngủ. Loại thuốc này có tác dụng làm giảm bài tiết nước tiểu, tránh tè dầm ban đêm. Ngoài ra, có thể dùng thuốc oxybutinin. Thuốc này tác động lên cơ của bàng quang, giúp bàng quang giữ được nước tiểu trong bàng quang tốt hơn và như thế giúp trẻ tự chủ được việc đi tiểu của mình.

Bài thuốc trị đái dầm ở trẻ em

  • Bài thuốc đơn giản chế biến từ màng mề gà, bong bóng lợn, dế mèn, dạ dày lớn, gan gà trống… để chữa tật đái dầm ở trẻ nhỏ.
  • Đái dầm là chứng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, khi ngủ trẻ đái ướt quần mà không biết, một đêm trẻ thường đái dầm 1 đến 2 lần, có khi 3 hoặc 4 lần.
  • Theo Đông y, đái dầm là do khí hóa của thận và tam tiêu suy yếu, hạ nguyên không vững chắc, bàng quang bị lạnh, sự co bóp bị rối loạn mà gây nên.

Để chữa trẻ nhỏ bị đái dầm, có thể dùng một trong các bài thuốc sau

1. Tổ bọ ngựa trên cây dâu (tang phiêu tiêu)

  • 4-12g, phá cố chỉ 4-12g, thố ty tử (hạt tơ hồng) 2-8g, đảng sâm 4-12g, ích trí nhân 2-8g, ba kích (dây ruột gà) 2-8g.
  • Nấu với 400ml nước sắc còn 60-100ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.


2. Củ mài (hoài sơn)

  • 4 phần, sao vàng, ô dước 3 phần, ích trí nhân (quả ré) 3 phần. Ba vị sấy khô, tán mịn, luyện với hồ làm viên bằng hạt ngô, sấy khô bảo quản trong lọ sạch.
  • Trẻ em tùy tuổi, mỗi lần cho uống 4-8g, ngày uống 2 lần với nước ấm vào lúc đói bụng.

3. Màng mề gà (kê nội kim) sao vàng, tán bột.

  • Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-6g với nước ấm, vào lúc đói bụng.
  • Có thể phối hợp với tang phiêu tiêu, lượng bằng nhau 4-12g, nấu với 400ml nước sắc còn 60-100ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
  • Có thể dùng một bộ ruột gà (theo kinh nghiệm dân gian: con trai dùng ruột gà mái, con gái dùng ruột gà trống) rửa thật sạch, phơi khô, đốt tồn tính, mẫu lệ (vỏ con hàu nung) 24g, quế chi 24g, kê nội kim 1 cái phơi khô, sao vàng.
  • Bốn thứ hợp lại tán bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-4g, uống với nước ấm trước bữa ăn.
  • – Cách chế màng mề gà: Khi mổ gà, bóc lấy màng mề gà, rửa sạch, phơi khô hoặc sấy khô tới độ ẩm dưới 12%. Khi dùng, đem sao với cát cho phồng lên. Lấy ra rây sạch cát là được.
  • Có khi người ta sao màng mề gà với lửa to cho tới khi thấy có màu vàng sẫm, vẩy vào một ít giấm, lấy ra đem phơi khô. Bảo quản nơi khô ráo, kín gió.

4. Dế mèn đen

  • Nhúng vào nước sôi, lấy ra phơi khô hoặc sấy khô. Đông y gọi là tất xuất. Dùng một con dế mèn đen tán bột, quấy với nước ấm cho uống.
  • Trẻ ít tuổi uống một con, mỗi ngày tăng thêm một con. Theo kinh nghiệm thường uống tới 11 con thì khỏi.

5. Mang cua biển

Tức là lớp trắng xốp ở trong, nấu canh hoặc chưng cách thủy, tùy tuổi của trẻ mà cho ăn ngày 1-3 lần.
6. Bong bóng lợn (trư phao)

  • 1 cái, rửa thật sạch, nấu chung với gạo nếp cho chín nhừ, thêm ít hạt tiêu. Bỏ gạo nếp, lấy bong bóng lợn xắt nhỏ.
  • Tùy tuổi cho ăn ngày 1-3 lần, mỗi lần 20-50g vào lúc đói bụng.

7. Dạ dày lợn (trư đỗ)

  • 1 cái rửa thật sạch, dồn hạt sen (bỏ vỏ và tim sen, tẩm rượu 2 đêm, sấy khô, 100-150g. Nấu chín tùy tuổi cho ăn ngày 1-3 lần.

8. Gan gà trống (luộn chín), nhục quế (tán bột mịn).

  • Hai thứ lượng bằng nhau, quết nhuyễn, làm viên bằng hạt đậu xanh.
  • Mỗi lần cho uống 5-15 viên tùy tuổi, ngày uống 2-3 lần với nước ấm vào lúc không no không đói quá.

Đối với trẻ gái bị đái dầm, cần lưu ý tẩy giun định kỳ cho trẻ, vì có thể giun kim là nguyên nhân gây ra.
Ngoài ra, một số thực phẩm cần được hạn chế trong thực đơn của trẻ như sôcôla, chất cà phê, nước soda, các trái cây thuộc họ cam, quýt. Cho trẻ uống sữa và nước với lượng thích hợp sẽ giúp cải thiện được tình trạng đái dầm.
Để phòng ngừa, nên hướng dẫn cho trẻ tạo thói quen đi tiểu đúng giờ, sắp xếp giờ giấc sinh hoạt vui chơi đừng để trẻ chơi quá mệt vào buổi chiếu tối.

Nguồn: http://www.webtretho.com/

Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2015

CÁCH BẢO VỆ TRẺ KHỎI CHÁY NỔ

 ​
Phòng cháy chữa cháy là chủ đề ít khi được bố mẹ nhắc đến với các bé. Trẻ tập đi rất thích khám phá và có khả năng cao là trẻ sẽ nghịch với lửa. Các hướng dẫn đơn giản dưới đây về cách bảo vệ trẻ khỏi cháy nổ có thể giúp các bé nhận thức rõ nguy hiểm và tránh xa chúng.
Giáo dục trẻ

Quy tắc đầu tiên về an toàn cháy nổ cho trẻ tập đi là giúp bé hiểu rõ rằng lửa chỉ dành cho người lớn. Ánh sáng và tiếng nổ lách tách từ lửa có thể thu hút sự chú ý của trẻ. Ngay khi bạn nhận thấy con tỏ ra thích thú với ngọn lửa, hãy nói bé biết rằng lửa không phải đồ chơi cho trẻ em, không nên chơi với lửa, lửa là thứ người lớn sử dụng để làm nóng đồ vật và nấu ăn. Nhấn mạnh cho bé biết rằng lửa có thể gây bỏng và rất nguy hiểm. Nhớ dùng từ ngữ dễ hiểu khi giải thích cho bé biết. Dùng những từ bé hay dùng như "ú oà', "nóng", "ui da" để bé hiểu nếu chạm vào lửa sẽ bị đau.

Để các nguồn gây lửa cách xa bé

Không nhìn thấy thì không nghĩ đến. Điều này đặc biệt đúng khi nói về lửa. Trẻ em rất tò mò về tự nhiên nên cho dù bạn có nỗ lực hết sức để giáo dục trẻ về nguy hiểm của lửa, bé vẫn có thể tò mò muốn tự mình kiểm chứng. Để ngăn chặn việc này, để những nguồn gây lửa ngoài tầm với của bé. Che các ổ cắm không sử dụng. Cố định các dây điện. Dùng bình phong để che lò sưởi. Diêm, hộp quẹt và nến nên được bỏ trong hộp có khoá.



Giải thích vai trò của máy phát hiện khói

Căn nhà có trang bị máy báo cháy sẽ giảm đi một nửa nguy cơ chết vì hoả hoạn. Dạy cho bé biết về máy phát hiện khói - vì sao thiết bị này quan trọng, cách thức hoạt động và tiếng báo động của máy. Trẻ nên biết được rằng khi máy kêu tức là có cháy để bảo vệ an toàn cho mình.

Thực hiện kế hoạch thoát hiểm

Một điều tối quan trọng là mỗi gia đình nên có kế hoạch thoát hiểm trong trường hợp hoả hoạn. Tìm hai lối thoát hiểm trong mỗi phòng để phòng khi một lối bị chặn. Tập thoát hiểm bằng cả hai cách để đảm bảo cửa sổ không bị kẹt và các bình phong có thể di chuyển dễ dàng. Hơn nữa, chọn một điểm tập kết bên ngoài như một cái cây lớn hay căn nhà đối diện để biết rằng tất cả mọi người đều đã thoát ra ngoài an toàn.

Dạy trẻ biết phải làm gì khi có hoả hoạn

Trẻ cần sớm biết phải làm gì khi xảy ra cháy nổ. Hãy dạy bé biết:

- Che miệng và mũi bằng khăn hoặc vải ướt để tránh bị ngạt khói khi tìm cách thoát ra.

- Nằm xuống và bò dưới lớp khói.

- Sử dụng lưng bàn tay để xem cửa có nóng không trước khi mở.

- Không được trốn, dừng lại để lấy đồ hay gọi điện thoại. Phải ra khỏi nhà nhanh hết sức có thể.



Luyện tập

Điều quan trọng nhất là luyện tập thoát hiểm thường xuyên (ít nhất một lần một tháng nếu có thể). Ôn lại những gì cần phải làm khi có hoả hoạn là việc cần thiết để trẻ biết phải làm gì thay vì khóc lóc cầu cứu và trốn dưới giường - việc sẽ tăng nguy cơ bị kẹt trong nhà. Dẫn trẻ đến trạm cứu hoả gần nhà để học cách chống hoả hoạn một cách vui nhộn, giúp trẻ thích thú hơn. Xem các video về chống hoả hoạn cũng có thể khuyến khích trẻ luyện tập tại nhà.

Làm gương cho trẻ

Trẻ em học hỏi theo các tấm gương và cách tốt nhất để trẻ tiếp thu là thể hiện cho bé thấy chính bạn cũng tuân thủ các quy tắc an toàn. Bạn có thể để trẻ tham gia bằng cách bảo bé đưa cho bạn găng tay bếp hoặc giúp bạn kiểm tra xem nến đã tắt hết chưa.

Đừng đợi đến khi quá trễ mới dạy cho con biết về an toàn cháy nổ. Bé đã sẵn sàng học các bước phòng chống cháy nổ ngay khi bé có thể hiểu được các hướng dẫn về việc nhà.


Nguồn:http://www.webtretho.com