Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

Tuyển giáo viên năng khiếu mầm non và tiểu học

Giảng dạy các môn: kỹ năng sống, múa, mỹ thuật, võ, tiếng anh, bàn tính thông minh, cảm thụ âm nhạc
Khu vực làm việc: các quận của Hà Nội, Sơn Tây, Đông Anh, Thanh Trì, Thanh Oai, Gia Lâm, Thạch Thất, Mê Linh, Sóc Sơn, Hoài Đức, Đan Phượng, Chương Mỹ.
Số lượng tuyển: 50 giáo viên
Quyền lợi:
- Lương: Cạnh tranh
- Được traning về nội dung, phương pháp giảng dạy.
-  Được làm việc trong môi trường có tính giáo dục nhân văn cao, tự do phát triển năng lực
- Cơ hội cho các bạn sinh viên mới tốt nghiêp có chuyên ngành học phù hợp với yêu cầu công viêc.
- Cơ hội cho các bạn trở thành GIÁO VIÊN.
- Được thưởng lễ tết theo quy định của công ty.
- Cụ thể sẽ trao đổi trong buổi phỏng vấn.
Mô tả công việc:
- Theo sự phân công của công ty, giáo viên đến các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn Hà Nôi để giảng dạy môn năng khiếu cho học sinh theo chương trình bản quyền của công ty.
- Thời gian: part time, các buổi chiều từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
- Hỗ trợ Trung tâm trong các chương trình Hội thảo, quảng cáo, tổ chức thi cử,... của Trung tâm.
- Nội dung cụ thể sẽ trao đổi khi phỏng vấn.

Yêu cầu công viêc:

- Ưu tiên các bạn tốt nghiệp các ngành: Tâm lý học, giáo dục học, công tác xã hội, ngữ văn.
- Có niềm đam mê với giáo dục.
- Yêu trẻ.
- có trách nhiệm với công việc.

Hồ sơ:
- Gửi CV qua email: tuyendung.viettalentkids@gmail.com
- Web : www.tuyengiaovien.net;
- face : www.facebook.com/tuyengiaoviennangkhieu
- Liên hệ : 0981487626 (Ms Nam)
- Đc : Trung tâm kỹ năng Viettalentkids, LK6C-33, khu cán bộ phòng chống ma túy, khu đô thị Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội.

8 kỹ năng cơ bản tự bảo vệ bản thân bố mẹ dạy con càng sớm càng tốt

Bố mẹ cần dạy trẻ các kỹ năng tự bảo vệ bản thân mình trước các đối tượng nguy hiểm càng sớm càng tốt để giúp trẻ không rơi vào các tình huống xấu có thể xảy ra.
Khi mới sinh ra, đứa trẻ nào cũng nhận được sự bao bọc kĩ càng của bố mẹ và những người thân yêu nhất. Gia đình là môi trường an toàn cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, cùng với thời gian, trẻ lớn lên cũng đồng nghĩa với việc sẽ tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau, ngoài môi trường gia đình. Trong khi đó, bố mẹ không thể lúc nào cũng ở bên trẻ 24/24 vì vậy cần dạy trẻ biết cách bảo vệ bản thân để trẻ nhận thức về những mối nguy hiểm hay các đối tượng nguy hiểm.
Gần đây, việc nghệ sĩ hài Minh Béo bị bắt tại Mỹ vì tội quấy rối tình dục trẻ em càng khiến bố mẹ Việt thực sự lo lắng trước vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em có thể xảy ra với con em mình. Không những thế, hàng loạt vụ việc liên quan đến nạn bắt cóc trẻ em cũng khiến bố mẹ lo ngại.
Chính vì vậy, nắm được các kĩ năng xử lý tình huống cơ bản cũng như cách bảo vệ bản thân mình chính là kỹ năng bố mẹ cần phải dạy con càng sớm càng tốt. 8 kỹ năng tự bảo vệ bản thân và ứng phó với các tính huống xấu dưới đây mọi bố mẹ nên dạy con từ khi còn ở độ tuổi mẫu giáo:
1
Ngoại trừ bố mẹ khi giúp trẻ tắm rửa hay bác sĩ, y ta khi thăm khám cho trẻ, còn lại không ai được tùy tiện chạm vào cơ thể trẻ, đặc biệt là những vùng nhạy cảm.
8-ky-nang-co-ban-tu-bao-ve-ban-than-bo-me-day-con-cang-som-cang-tot-3e276b1ce5a3c500848a274b06d4808cfa2ceb24Dạy trẻ không được nghe theo những lời dụ dỗ của bất cứ người lạ nào và cũng không được đi theo họ, dù ở bất cứ nơi đâu.
8-ky-nang-co-ban-tu-bao-ve-ban-than-bo-me-day-con-cang-som-cang-tot-a0b428a4644dd882bd29ace0615d34f2e83614c0
Trẻ con dễ bị dụ dỗ bởi những món quà ngay trước mắt, vì vậy cần dạy con biết cách nói không với các món quà hay bất cứ thứ gì từ người lạ.
8-ky-nang-co-ban-tu-bao-ve-ban-than-bo-me-day-con-cang-som-cang-tot-961eb3028065fd6bc7d2e0a4a48dcd4c2f1e6791Dạy bé khi ở nơi đông người, nếu không thấy bố mẹ phải đứng yên một chỗ chờ bố mẹ, người thân đến đón. Ngoài ra, hãy dạy con tìm chú bảo vệ, chú công an hay người lớn đáng tin cậy ở xung quanh để gọi điện cho bố mẹ, người thân.
8-ky-nang-co-ban-tu-bao-ve-ban-than-bo-me-day-con-cang-som-cang-tot-9039e5facd6f008d416a45c342b3c618b63f2009Tuyệt đối không mở cửa cho người lạ khi người lớn vắng nhà cũng là một nguyên tắc bảo vệ bản thân quan trọng cần dạy trẻ.
8-ky-nang-co-ban-tu-bao-ve-ban-than-bo-me-day-con-cang-som-cang-tot-6fd5f2b6621e334bec6a4adc88a3eb89b7fc20ddDạy bé biết một số loại biển báo cơ bản, đi bộ trên vỉa hè, luôn đi bên phải, cách sang đường khi qua các ngã ba, ngã tư…
8-ky-nang-co-ban-tu-bao-ve-ban-than-bo-me-day-con-cang-som-cang-tot-ab7f3551e8475d189cf9143fc2de3a39085f7611Khi bị hỏa hoạn, bị người lạ giữ chặt… Giải thích cho trẻ hiểu nguy hiểm trong các tình huống ấy như thế nào và đưa ra một vài giả thiết để tự bảo vệ bản thân.

8-ky-nang-co-ban-tu-bao-ve-ban-than-bo-me-day-con-cang-som-cang-tot-92eea26ae6ced9791aa0b2cdef0640c67bd8e179Hướng dẫn con tránh xa những người chưa tốt bằng nguyên tắc bàn tay: ôm với ông bà, cha mẹ, các thành viên trong gia đình; nắm tay cô giáo, bạn bè hoặc họ hàng; bắt tay khi gặp người quen; vẫy tay với người lạ; xua tay thể hiện thái độ dứt khoát với người khiến trẻ thất bất an.
                                                                                                                   Theo Afamily.vn

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

9 điều nên lưu ý khi dạy con trẻ

Sử dụng ngôn ngữ tiêu cực, chúng ta sẽ làm ảnh hưởng đến nhận thức, sự phát triển nhân cách, tâm lý và thái độ sống của bé ngay từ những năm tháng đầu đời. Để giúp con, bố mẹ hãy thử áp dụng những thay đổi nhỏ dưới đây:
1. Đừng dùng ngôn từ thô tục
 Nên nói với trẻ “Đi vệ sinh”, chứ đừng bao giờ nói “Đi ỉa, đi đái đi” bô bô trước mặt người khác. Trẻ đánh bủm cũng không nên nhận xét bàn tán…
2. Đừng “Vâng, dạ, ạ” khi nói chuyện với trẻ
 Nhiều ông bà, bố mẹ làm thế vì muốn trẻ bắt chước để cũng gọi dạ bảo vâng. Vấn đề không phải ở chỗ trẻ nói được các từ đó. Cái bé cần học là biết nói những từ đó với người lớn tuổi hơn mình. Nếu bạn muốn con sử dụng những từ đó thì hãy cư xử như thế với bố mẹ mình, với những người nhiều tuổi hơn mình xung quanh để bé hiểu. Người lớn dạ vâng với em bé là làm mẫu sai trật tự xã hội và sai cách dùng tiếng Việt.
Mother Helping Children With Homework
Mother Helping Children With Homework
3. Đừng bắt trẻ ạ đi rồi mới cho cái này cái kia
 “Ạ thể hiện sự tôn trọng chứ không phải là hành động có điều kiện. Trẻ yêu tất cả mọi người xung quanh vô điều kiện mà khi muốn cái gì thì phải ạ mới được cho. Chẳng phải chúng ta đang dạy trẻ mọi thứ đều có điều kiện hay sao? Thế là đến một lúc khi bạn không đồng ý cho trẻ cái gì, bé quay lại bảo“Con không yêu mẹ nữa đâu đấy nhé. Mẹ phải cho con ăn kẹo con mới yêu mẹ”.
4. Đừng dùng những cụm từ tiêu cực như đối phó với trẻ
Đừng nói với con những lời lẽ như: ăn vạ, quấy, lười học, chậm như sên… mà hãy luôn chọn từ ngữ tích cực khi nói chuyện với con, nói về con. Trẻ không phải là kẻ thù để phải đối phó. Trẻ không ăn vạ mà là đang thể hiện chính kiến của mình. Trẻ không lười học mà vì học theo cách không phù hợp thì trẻ làm sao thích được.
26009-9460e7ff1ffbad5542a270ae158f42e1
5. Đừng bàn luận hay nhận xét trẻ
 “Con bé nhà em lười ăn khổ lắm”; “Thằng nhà em yếu lắm hơi tí là lăn ra ốm”; “Nó nghịch như giặc không ai trông được đâu”; hay phổ biến nhất là các bé bị nhận xét hư. Cứ không theo ý người lớn là thành hư chứ không ai hiểu trẻ chỉ đang thử thách các biên giới xung quanh mình xem có đúng là cần phải thế hay không… Bạn có muốn bị ai miêu tả như thế không?
Kể cả chúng ta nếu có khuyết điểm thì cũng không thích ai nhận xét hay mang mình ra bình luận với người khác như vậy. Thế nhưng chúng ta lại thường làm vậy với con mình – những đứa trẻ không có khả năng tự bảo vệ.
6. Đừng đặt mình lên vị trí cao hơn trẻ
 Các thầy cô giáo không bao giờ nói dạy học, mà chỉ nói “Cô hướng dẫn con trước rồi con sẽ tự làm nh锓Lại đây, cô chỉ cho con xem cái này thú vị lắm”“Cô sẽ giúp con một tay nhé?”..., vì quá trình học sẽ là do trẻ tự làm chứ không phải do cô dạy trẻ mới biết học. Chỉ là từ khác nhau nhưng thể hiện sự tôn trọng của các cô với trẻ.
7. Đừng dùng câu hỏi hay câu phủ định
Nếu bây giờ tôi bảo bạn ĐỪNG nghĩ đến “một con voi màu xám” thì trong đầu bạn có gì? Hẳn nhiên là một con voi màu xám đúng không. Với con chúng ta cũng vậy, nhiều khi chính chúng ta lại là người gợi ý cho con phạm lỗi mà không biết.
Trẻ con có xu hướng làm theo những gì mà chúng hình dung trong đầu. Tưởng tượng xem nếu con bạn đang cầm một bình hoa, và bạn cứ ra rả “coi chừng con làm vỡ cái bình” thì kết quả rất dễ xảy ra là “Keng” – chiếc bình vỡ tan. Nhưng nếu bạn nói “Con hãy giữ cái bình một cách thận cẩn thận nhé”, bạn đã giúp trẻ hình dung được điều đó, và tâm lý của trẻ lúc này sẽ muốn giữ chiếc bình cẩn thận.
Tương tự vậy, thay vì “Sao lại đổ nước ra sàn như thế?” thành “Nước này là để uống con à”;“Không được nhảy nhót trên giường của mẹ” thành “Giường là nơi để nằm ngủ”; “Có ngừng ném đồ chơi ngay lại không?” thành “Lego là để xếp hình. Con muốn ném thì đi ném bóng rổ”“Sao cứ gào toáng lên thế?” thành “Con hãy khẽ thôi nhé, nói to là mất lịch sự đấy con ạ”..., bạn sẽ giúp trẻ biết nghe lời hơn.
day-tre-lam-viec-nha_4
8. Đừng suy nghĩ tiêu cực
 Em bé bê cốc sữa từ bếp ra bàn để uống bị đổ ra ngoài, mẹ hãy nói “May thật, may mà con chỉ làm đổ một tí thôi nhỉ. Đổ nhiều thì chẳng còn gì để uống”. Bé vẽ ra ngoài hình tô màu, có thể bảo: “Chỉ hơi ra ngoài tí thôi. Bao giờ tay con khéo hơn thì tất cả các nét sẽ nằm gọn trong hình vẽ”. Bé bị ngã, mẹ hỏi: “Có gãy cái gì không con? Không à? May quá, gãy cái gì thì đã phải đi bệnh viện bó bột rồi. Xước một tí về chỉ cần bôi thuốc sát trùng là tự khỏi luôn”…
Cách nói như vậy thứ nhất là để bé học cách luôn bình tĩnh xử lý vấn đề; thứ hai là chuyện đã xảy ra rồi, nhìn một cách tiêu cực chỉ làm mọi thứ tồi tệ hơn. Chẳng phải khi luôn suy nghĩ như vậy cuộc sống tươi đẹp hơn biết bao?
9.  Đừng ra lệnh
 “Không được đánh bạn. Bố nói con có nghe không?” thành “Mọi người đều phải tôn trọng nhau. Đánh người là vi phạm pháp luật”. “Con chào các cô các bạn đi rồi về. Người lớn nói thì phải nghe chứ”thành “Khi về bao giờ mình cũng chào tạm biệt mọi người con à”...
Khi nói thế, bạn muốn truyền thông điệp trật tự xã hội là thế, cách cư xử quy định theo văn hóa Việt Nam là thế. Ai cũng làm thế dù là người lớn hay trẻ con. Chứ không phải là con bị người lớn bắt làm theo ý mình. Sau này bé cũng biết cách cư xử khi tham gia vào các cộng đồng, biết tôn trọng mọi người chứ không áp đặt những người ít tuổi hơn mình.
Cứ như thế, suốt những năm còn bé, sử dụng ngôn ngữ tích cực với bé là cách bố mẹ thể hiện sự tôn trọng con, giúp bé hình thành thái độ sống tích cực ngay từ nhỏ, giúp bé học cách tôn trọng mọi người. Cùng lúc, bố mẹ đã giúp trang bị các kỹ năng là lợi thế cho bé suốt cả cuộc đời sau này trong cuộc sống riêng cũng như khi tham gia vào xã hội.
                                                                                         Nguồn: Theo Kyna.vn