Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

15 MẸO GIÚP BỐ MẸ VƯỢT QUA KHỦNG HOẢNG KHI NUÔI DẠY CON

Những cách tưởng chừng đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả này sẽ giúp cha mẹ vượt qua khoảng thời gian khó khăn trong hành trình nuôi dạy con.
Hãy thử những gợi ý dưới đây để công việc nuôi dạy con của bạn có thêm nhiều cảm hứng và niềm vui.

1. Hít thở thật sâu

Đôi khi đây là cách tốt nhất giúp bạn bình tĩnh trong những tình huống khó khăn.

2. Tự nhắc nhở bản thân, bạn đang thương lượng với một đứa trẻ chứ không phải một người trưởng thành

Sau cả ngày bận rộn chăm sóc và chơi với con, bạn có thể mất bình tĩnh khi trẻ mắc lỗi. Khi đó, hãy nhớ rằng con chỉ là một đứa trẻ và bạn không thể yêu cầu chúng cư xử như một người lớn. Khi đó, hãy nghĩ đến những khoảng thời gian vui vẻ mà bạn và con đã cùng trải qua, chắc chắn sẽ làm bạn bớt căng thẳng.

3. Chia sẻ với vợ/chồng hoặc bạn bè

Đôi lúc có thể bạn sẽ thấy cô đơn, hãy chia sẻ những khó khăn của mình với vợ/chồng để cùng tìm cách giải quyết. Gặp gỡ và tìm lời khuyên từ những người bạn thân thiết (tốt nhất là một người bạn có con nhỏ) cũng sẽ làm bạn cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

4. Lên tiếng đúng thời điểm

Hãy tự kiềm chế mình không phản ứng trước những vấn đề nhỏ như con bạn đang mặc gì ra ngoài, có hợp mốt không... Hãy để mọi thứ trôi qua nhẹ nhàng theo cách tự nhiên.

5. Khi nhắc nhở con, hãy đi vào trọng tâm và sau đó không nhắc lại nữa.

6. Tự nhắc nhở mình, không phải em bé nào cũng là những thiên thần 

Bạn có thể nhìn thấy vô số em bé đáng yêu, ngoan ngoãn, nghe lời cha mẹ trên internet, nhưng đó chỉ là bề ngoài, mỗi đứa trẻ đều có những vấn đề riêng mà chỉ cha mẹ chúng mới biết.



Những bực bội kìm nén trong người dễ khiến bố mẹ có những hành động thiếu kiềm chế với con như quát mắng hay đánh con... Điều đó không tốt chút nào cho mối quan hệ của bố mẹ với con. (Ảnh minh họa)

7. Hãy đề nghị được giúp đỡ khi cần thiết

Đó có thể là bất cứ việc gì từ trông em bé đến trị liệu tâm lý, nhưng trước hết bạn cần phải lên tiếng đề nghị đã nhé.
8. Biết giới hạn của bản thân

Đôi khi bạn không thể tìm được tiếng nói chung với con như đã nhắc nhở nhiều lần nhưng chúng luôn vứt đồ đạc bừa bãi khắp nhà, quên rửa tay trước khi ăn cơm,… những việc này có thể khiến bạn buồn và thất vọng. Hãy xác định giới hạn có thể chấp nhận được suy nghĩ thoáng hơn nếu trẻ có lặp lại những lỗi tương tự.

9. Tìm sự giúp đỡ từ bố mẹ của bạn

Nói chuyện với bố mẹ để ôn lại những kỷ niệm thơ ấu khi bạn cũng là một đứa trẻ nghịch ngợm là cách tuyệt vời để nhìn mọi việc theo hướng tích cực hơn.

10. Tận hưởng thời gian vui vẻ với con

Điều này nghe có vẻ phi logic nhất là khi bạn đang bực mình. Hãy bình tĩnh và cùng con xem phim hay chơi đùa sẽ đem lại hiệu quả không ngờ khiến bạn thoải mái hơn. Đây cũng là cơ hội để cha mẹ có những thảo luận nhẹ nhàng và ý nghĩa với con về các bất đồng giữa hai bên.



Thời gian vui vẻ bên con sẽ mang đến những bài học thú vị giúp bố mẹ dạy con hiệu quả hơn. (Ảnh minh họa)
11. Làm một cuốn tài liệu ghi lại những khoảng khắc đáng nhớ

Khi đang thất vọng, bạn sẽ có xu hướng tập trung vào những lỗi lầm của con dù rất nhỏ mà quên mất những khoảng thời gian tuyệt vời cả hai đã từng chia sẻ. Một quyển ablum hay những video sẽ nhắc bạn nhớ lại những ký ức tươi đẹp và cho bạn thấy sự tuyệt vời của lũ trẻ.

12. Tìm hiểu nguyên nhân những hành động của con

Nếu trẻ liên tục lặp lại những việc khiến bạn không hài lòng, hãy cố gắng tìm hiểu nguyên nhân chứ đừng quát tháo bảo chúng dừng lại (việc này không đem lại hiệu quả vì rất có thể chúng sẽ tiếp tục lặp lại).

13. Cho phép mình nghỉ ngơi

Nếu cảm thấy quá mệt mỏi, hãy tự thưởng cho bản thân khoảng thời gian rảnh rỗi “xa lánh” những việc cần phải làm hàng ngày. Bát đĩa, xong nồi hoàn toàn có thể đợi bạn vài giờ.


Việc thư giãn và dành thời gian cho bản thân sẽ giúp ích rất nhiều cho bố mẹ trong hành trình nuôi dạy con.(Ảnh minh họa)
14. Lên kế hoạch về thời gian dành riêng cho bản thân

Một trong những điều khiến bạn cảm thấy khó khăn nhất khi làm cha mẹ đó là không có thời gian cho bản thân. Thực ra chỉ cần dành 5 phút mỗi ngày cho chính mình như đọc sách, nghe nhạc cũng có tác dụng không ngờ. Bạn cũng có thể lên kế hoạch tương lai cho bản thân, chắc chắn điều này sẽ giúp bạn bình tĩnh trở lại.

15. Luôn cười vui vẻ

Bạn có thể cười, cũng có thể khóc. Đó là sự lựa chọn, vậy tại sao bạn lại không cười nhỉ? 

Theo Bana Houz / Trí Thức Trẻ

Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2015

MUỐN CON CAO, BẠN NÊN TRÁNH NHỮNG ĐIỀU NÀY

Hầu hết, ai cũng mong con cái mình khi trưởng thành có thể sở hữu được chiều cao lý tưởng. Nhưng không phải người mẹ nào cũng biết cách chăm con, để con có thể phát triển được chiều cao lý tưởng. Dưới đây là một số điều lưu ý, các mẹ cần tránh để con có được chiều cao như ý.

Cho trẻ ăn quá nhiều thịt bò. 

Mặc dù thịt bò có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng không nên cho trẻ ăn liên tục quá nhiều. Thịt bò chứa hàm lượng cholesterol cao và có khả năng gây rối loạn sức khỏe, ảnh hưởng đến trọng lượng và chiều cao nếu trẻ tiêu thụ chúng thường xuyên.

Để bé nằm 'hình con tôm' quá nhiều. 

Một số trẻ thích nằm co quắp hình con tôm khi ngủ, một số lại thích nằm sấp, tất cả những tư thế đó về lâu về dài đều không tốt cho trẻ, nhất là ở giai đoạn mới lớn, khi khung xương đang phát triển thành hình. Hãy đảm bảo bé luôn được đứng, và ngồi đúng tư thế. Đừng để con nằm quá lâu và cũng đừng để bé ngồi gù lưng, cúi mặt nhiều quá.



Cho con ăn quá nhiều đồ ngọt. 

Nhiều người cho rằng đồ ngọt chỉ hại ở chỗ khiến trẻ dễ bị sâu răng. Tuy nhiên, bánh kẹo, nước ngọt, bánh gato, socola… tưởng ngọt ngào hóa lại là kẻ thù của chiều cao trẻ. Chúng không chỉ kích thích quá trình chuyển hóa đường thành mỡ gây béo phì, mà còn làm giảm khả năng hấp thụ canxi khiến trẻ có khả năng bị lùn.

Nấu cải bó xôi cùng với hải sản. 

Đậu, khoai lang và cải bó xôi là những thực phẩm có chứa rất nhiều axit Phytic. Axit này sẽ liên kết với canxi trong cơ thể tạo thành muối. Kết quả là canxi chẳng được hấp thụ vào cơ thể bé mà thậm chí vì lý do sức khỏe, cơ thể trẻ sẽ còn 'trục xuất' các hợp chất muối mới này dưới hình thức chất thải.

Chỉ ninh xương nấu cháo cho trẻ. 

Canxi trong canh xương tuyệt đối không dễ bị hòa tan. Sau khi ninh một nồi xương trong nồi áp suất khoảng 2 giờ đồng hồ, chất béo trong tủy xương lần lượt nổi lên, nhưng canxi trong nước xương vẫn rất ít. Vì vậy quan điểm cứ ăn nhiều canh xương thì sẽ có đủ canxi để tăng chiều cao cho trẻ là không đúng.

Độ tuổi sinh con của bố.

Như chị em đã biết, phần lớn chiều cao của trẻ có được là do di truyền. Tuy nhiên, độ tuổi thụ thai của người bố cũng ảnh hưởng đến chiều cao của con. Trẻ em có bố từ 31 tuổi trở lên tại thời điểm thụ thai có chiều cao trung bình cao hơn 2 cm so với những bé có bố trẻ tuổi.

Lùn vì tiêu chảy, giun sán, rối loạn tiêu hóa. 

Những bệnh như tiêu chảy, giun sán, rối loạn tiêu hóa ở trẻ nếu không được kịp thời chữa trị cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị lùn. Kết quả điều tra cho thấy, trong khoảng 2 năm đầu đời nếu trẻ bị 7 đợt tiêu chảy thì đến lúc 7 tuổi trẻ sẽ thấp hơn 3,6 cm so với các bạn cùng tuổi không nhiễm bệnh.

Cho con ăn quá nhiều váng sữa. 

Việc ép con ăn nhiều váng sữa quá mức có thể sẽ khiến trẻ bị mất cân bằng dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng đến thói quen ăn cũng như sức khỏe của trẻ sau này. Váng sữa không thể thay thế sữa, nhất là sữa mẹ, vì nó không chứa đủ các chất dinh dưỡng như trong sữa mẹ, đặc biệt là hàm lượng đạm trong váng sữa thấp. Nếu dùng váng sữa thay cho sữa mẹ, trẻ sẽ bị thiếu chất đạm, dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu máu…

Cho con ăn quá no trước khi đi ngủ. 

Cho con ăn quá no trước khi đi ngủ cũng là một nguyên nhân khiến trẻ bị lùn. Nhiều bà mẹ nghĩ rằng, việc cho con ăn no trước khi ngủ sẽ giúp trẻ tăng trưởng tốt, nhất là về chiều cao. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cảnh báo, đây là cách nghĩ hoàn toàn sai lầm.

(Theo Kiến Thức)

Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2015

3 kỹ năng giáo dục trí tuệ trẻ từ 0 đến 6 tuổi

Giáo dục qua thị giác là dùng các hình ảnh trực quan sinh động để trẻ quan sát. Giáo dục qua thính giác là cho bé nghe âm thanh vui tươi. Giáo dục qua hành vi là cho con bắt chước những hành động của cha mẹ.

Giáo sư - tiến sĩ Vũ Gia Hiền, cố vấn chuyên môn Hội quán các bà mẹ TP HCM ví trí não của trẻ thuở ban đầu như miếng bọt biển thấm hút mọi thứ xung quanh, như chiếc đĩa CD lần đầu thu tín hiệu. Vì vậy, cha mẹ hoặc người nuôi dạy cần phải có kỹ năng phát các tín hiệu tốt lành, có tính nhân văn để bé tiếp nhận. Để làm được điều ấy phụ thuộc vào tình yêu thương thật sự dành cho trẻ, chứ không phải là trình độ học thức của người nuôi dạy. "Chỉ những ai học làm người suốt đời mới có thể có kỹ năng giáo dục rèn luyện trẻ nên người", theo ông Hiền.
giaoductritue-jpg-1365667626_500x0.jpg
"Dạy con từ thuở còn thơ", ở giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi cha mẹ cần tạo cho trẻ một môi trường trí tuệ trung thực, trong sáng để phát triển lành mạnh. Ảnh: Thi Ngoan.
Ở độ tuổi từ 0 đến 6, trẻ chưa biết biểu lộ mong muốn bằng hành vi nên người lớn thường cho rằng bé không biết gì. Thực ra, theo nghiên cứu, ở giai đoạn này trẻ tiếp nhận mọi thứ rất nhạy, vì thế bé rất cần một môi trường trí tuệ trung thực, trong sáng để phát triển lành mạnh.
Về điểm này giáo sư Gia Hiền cho rằng, chính lối sống trung thực, trong sáng, tử tế của những người xung quanh là cơ sở để giáo dục đứa trẻ nên người. Xuất phát từ quan niệm đó, người xưa thường không cho kẻ lạ hoặc người không đáng tin cậy thăm trẻ sơ sinh. Thậm chí nhiều gia đình không cho người lạ vào phòng bé trong tháng đầu tiên và kiêng kỵ việc khen nịnh trẻ trong vòng một năm. Bởi, họ cho rằng “vía dữ” có thể ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ. Quan niệm về vía dữ ấy nghe có vẻ duy tâm nhưng theo các nhà nghiên cứu, trẻ nhỏ có thể nhận tín hiệu qua sóng não, nên tâm lý của người lớn có thể tác động đến bé. Theo đó, người có tâm xấu sẽ tạo ra sóng dữ; trái lại, người có tâm tốt sẽ tạo ra sóng lành.
Trí của mỗi đứa trẻ khác nhau. Cho đến nay, người ta chưa thể giải thích năng khiếu của con người ở đâu mà có, và đâu là nguyên nhân khiến trí của người này khác người kia. Nhiều cha mẹ thấy con của người khác tài giỏi nên cũng ao ước con mình tài giỏi như thế. Họ tìm mọi cách để rèn luyện con mình cho bằng con người ta mà không nhận ra việc nhồi nhét ấy chẳng những không mang lại hiệu quả mà còn làm cản trở sự phát triển tâm sinh lý bình thường của trẻ.
Về vấn đề này, giáo sư Gia Hiền có lời khuyên: "Điều quan trọng là hãy dạy trẻ nên người, còn tài thì tùy thuộc vào trí của trẻ. Trước hết, cần dạy cách làm người và ứng xử trong việc làm người đối với từng trẻ một. Sau đó, cung cấp thông tin, tín hiệu phù hợp với khả năng tiếp nhận của trẻ, đồng thời theo dõi xem phần giáo dục nào có thể biến thành trí tuệ để điều chỉnh kỹ năng giáo dục trẻ hợp lý và hiệu quả".
Về cơ bản, trí tuệ của một con người được phân làm 3 cấp độ:
Cấp độ 1: Hiểu sự vật từ đơn giản đến phức tạp, có ngôn ngữ (có chữ), biết kỹ năng sống và lao động.
Cấp độ 2: Phát hiện ra các mối liên hệ của con người trong xã hội, tìm ra các mối liên hệ và phát triển của sự vật (đồ dùng, dụng cụ học tập…). Từ đó tạo ra nhận thức chủ quan mà thành trí tuệ cá nhân, thành kết quả lao động, sáng tạo, phát triển cuộc sống và xã hội.
Cấp độ 3: Đỉnh cao của trí tuệ là khả năng thấu hiểu giá trị làm người, giá trị vạn vật, biến hiểu biết thành trí thức, kết hợp được cảm xúc và trí tuệ trong sáng tạo, có thể sáng tạo ra khoa học kỹ thuật, làm cho sự vật có ý nghĩa đối với đời sống con người, làm cho đời sống con người đạt tới chân-thiện–mỹ.
Các bậc phụ huynh có thể vận dụng tri thức "Ba cấp độ trí tuệ" trên để giáo dục trẻ về cách làm người và làm việc. Ba cấp độ trí tuệ phổ biến này không tách rời nhau và việc dạy trẻ chứa cả ba cấp độ ấy từ thấp đến cao. Theo đúc kết của các nhà tâm lý, tương ứng với 3 cấp độ trí tuệ có 3 kỹ năng giáo dục trí tuệ cho trẻ mà cha mẹ có thể vận dụng như sau:
- Kỹ năng giáo dục qua thị giác: Là dùng các hình ảnh trực quan sinh động để trẻ quan sát. Phụ huynh có thể dán hoặc treo những bức tranh đẹp, ảnh đẹp hoặc bình hoa, tượng thiên thần, con vật đẹp để thu hút sự chú ý của trẻ.
- Kỹ năng giáo dục qua thính giác: Cho bé trẻ nghe các âm thanh được chọn lọc và có tính giáo dục, nói chuyện nhẹ nhàng với trẻ, kể truyện cổ tích, cho bé nghe những bản nhạc êm dịu, hát ru ngủ, hát cho trẻ nghe bằng giọng điệu vui nhộn, dí dỏm…
- Kỹ năng giáo dục qua hành vi: Trẻ bắt chước hành động của người lớn rất giỏi. Vì thế cha mẹ có thể tập cho bé cử động chân tay hoặc múa những động tác đơn giản. Kỹ năng giáo dục qua hành vi này có sự kết hợp của kỹ năng giáo dục qua thị giác và thính giác. Cha mẹ cần tác động để trẻ không chỉ hiểu mà phải thực hiện được các hành vi được dạy và rèn luyện.
"Giáo dục cho trẻ hiểu không khó bằng giáo dục cho trẻ làm được việc theo yêu cầu đặt ra. Vì vậy, không nên khen khi trẻ tỏ ra hiểu (nói) mà chỉ khen khi trẻ làm và làm được việc", giáo sư Gia Hiền khuyên.
Nguồn: http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/me-va-be/nuoi-day-tre/3-ky-nang-giao-duc-tri-tue-tre-tu-0-den-6-tuoi-2655373.html

Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2015

6 MẸO VẶT DẠY CON THÔNG MINH

1. Khuyến khích bé ham học hỏi
Bố mẹ thường xuyên cho bé xem các loại sách, báo, tranh ảnh để bé tập làm quen với sách vở, phân biệt màu sắc.Chủ động hoặc nhờ những mọi người trong gia đình (ông, bà, cô, chú) giảng giải,viết, vẽ cho bé. Ví dụ: sang năm 2010, ở nhà treo tờ lịch mới. Bố mẹ có thể nóivới bé: “Con nhìn này, đây là lịch 2010 đây. Tháng 1, có hoa mai vàng, tượng trưng cho ngày tết. Tết sắp đến rồi. Đến Tết con sẽ được mặc quần áo đẹp, ăn nhiều món ngon, đi chúc tết ông bà, nhận tiền lì xì…”.
2. Rèn luyện cho bé có khả năng ghi nhớ tốt
Thông thường, buổi sáng, bố mẹ sẽdạy cho bé một bài thơ hay một bài đồng dao nho nhỏ. Ví dụ: Bé sẽ được học bài“Con vỏi con voi”:
Đến chiều, mẹ và bé cùng đọc lạibài “Con vỏi con voi”. Nếu bé chưa thuộc, mẹ sẽ đọc nửa câu và gợi ý cho bé đọc nốt nửa câu sau và những câu còn lại. Sau khi đã học được mấy bài, mẹ sẽ bảo béđọc cho mẹ nghe những bài học từ mấy hôm trước. Mẹ không quên khen ngợi bé hoặc kể với cả nhà rằng: “Bé giỏi lắm, bàiđồng dao nào cũng thuộc làu làu” và khuyến khích bé đọc cho cả nhà nghe.
3. Khả năng bắt chước giỏi
Khi dạy bé bài “Con vỏi con voi”,bố mẹ sẽ làm động tác giống như chú voi: có vòi, có tai, có chân và có đuôi. Bố mẹ vừa đọc vừa làm động tác đó và cổ vũ bé cũng bắt chước theo. Cả nhà có thể thi xem ai làm con voi giống nhất, ai thuộc bài nhanh nhất.
Một gia đình hạnh phúc, luôn tràn ngập tình yêu thương sẽ là nền tảng giúp bé sớm thông minh
4. Hướng dẫn bé khả năng phân biệt và so sánh tốt
Mẹ hãy phân biệt và so sánh các đồ vật, sự vật xung quanh bé. Những đồ vật, sự vật gần gũi bé, bé càng dễ nhớ. Ví dụ: Mẹ nói: “Đường và muối tinh đều có màu trắng con ạ. Nhưng đường có vị ngọt, muốn có vị mặn đấy. Con nếm thử thì sẽ biết ngay. Tuy có màu trắng, nhưng hạt đường và hạt muối lại có hình dạng khác nhau nhé. Hạt đường to hơn, hạt muối nhỏ hơn, tinh hơn. Lần sau, con không cần nếm thử, vẫn biết đâu là đường, đâu là muối đấy”.
5. Tập cho bé có trí tưởng tượng phong phú
Trước một sự kiện, một hiệntượng, mẹ nên tập cho bé có trí tưởng tượng phong phú. Ví dụ, mẹ cho bé ăn bỏngngô. Bỏng ngô trắng, xòe cánh như bông hoa. Mẹ có thể tập cho bé: “Con xem, bỏng ngô này có giống bông tuyếttrong chuyện cổ tích ở nước ngoài không? Người ta gọi là hoa tuyết ý, rồi có bàChúa tuyết, nàng công chúa tuyết…”
6. Khơi gợi trí tò mò của bé
Để khơi gợi trí tò mò của bé, bốmẹ luôn đặt ra những câu hỏi với bé. Ví dụ đi trên đường, bố có thể hỏi: “Đốcon biết tạisao tàu hỏa lại đi trên đường ray, ô tô xe máy lại đi ở đường nhựa?.”
Nguồn: http://www.webtretho.com/