Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

6 CÁCH DẠY CON DỌN DẸP NGĂN NẮP

Điều này xuất phát từ thói quen lúc còn nhỏ. Mà bạn biết đấy, những thói quen lúc nhỏ của chúng ta đa phần đều hình thành dưới sự giám sát và khuyến khích của ba mẹ.
Dạy con dọn dẹp từ nhỏ không chỉ giúp con tự lập, có trách nhiệm với bản thân, đỡ đần việc cho mẹ mà còn là dạy con kỹ năng cần thiết để đảm bảo cuộc sống độc lập của mình sau này.


1. Ra yêu cầu
Yêu cầu con phải tự dọn dẹp đồ chơi, quần áo và sắp xếp mọi thứ trong phòng của con ngay lập tức, nếu bạn thật sự muốn con làm điều này. Bạn không cần nghĩ rằng con còn quá nhỏ hay còn cần thời gian để làm quen. Nếu từ lúc 2 tuổi bạn đã cho con "giúp đỡ" vài việc linh tinh, 3 tuổi đã cho con tự chọn đồ để mặc... thì việc bắt đầu cho con tự dọn phòng vào lúc 5 tuổi là hoàn toàn bình thường.
Điều đầu tiên con cần hiểu, con không phải đang dọn dẹp cho/giúp ba mẹ mà con đang làm việc của chính mình.


2. Thương lượng với con
Những lần dọn dẹp đầu tiên, ba mẹ cần phải giúp đỡ con. Việc đầu tiên là phải giảm bớt khối lượng công việc của con, bằng cách thanh lý bớt đồ đạc không cần thiết trong phòng. Mẹ có thể thấy những con thú bông quá nhiều, những món đồ chơi đã cũ cần bỏ đi, nhưng chưa hẳn con đã suy nghĩ sáng suốt và rõ ràng như vậy. Hãy thương lượng với con về chuyện bỏ bớt đồ và cho con quyền quyết định sẽ giữ lại những món nào.

3. Hướng dẫn cách sắp xếp
Những đồ cần thiết và thường dùng thì để ở những ngăn thấp trong tầm với còn những món ít dùng đến thì để trên ngăn cao. Ngoài ra những món mà ba mẹ cho rằng con cần được giám sát khi động vào cũng nên ở trên cao, xa hơn tầm với của con để đảm bảo an toàn.


Dạy con cách phân loại đồ trước khi đưa đi giặt, phân loại đồ khi gấp, cách gấp từng món đồ và những trang phục cần treo để giữ cho thẳng thớm. Chỉ cho con những chỗ để đồ như ba lô, mũ, giày dép... và yêu cầu con nghiêm túc thực hiện, không vứt bừa bãi mỗi nơi một thứ nữa, vì bây giờ con là người dọn dẹp phòng. Nếu con cứ tiếp tục không để ý những việc lặt vặt như vậy thì con cứ việc tự tạo thêm việc cho mình.
Trong khoảng một tuần đầu, mẹ nhớ nhắc nhở lại con về việc để balo, áo, mũ... đúng chỗ, vì thói quen mới cần thời gian để hình thành.

4. Làm mẫu
Như tất cả các kỹ năng khác, bạn chỉ dạy được con mình khi bản thân gương mẫu. Con sẽ nghe bạn ngồi giảng giải hàng giờ đồng hồ và không cho vào tai chữ nào. Con nhìn xem bạn làm thế nào và làm theo. Vì thế, con sẽ chẳng bao giờ dọn dẹp gọn ghẽ phòng ngủ của mình nếu nhìn sang phòng của ba mẹ và thấy một đống rác trong đó.
Sự ngăn nắp của ba mẹ sẽ tạo cho con suy nghĩ rằng, giữ cho mọi thứ đúng vị trí và sạch sẽ là điều đương nhiên.
Ngoài ra, mỗi tuần gia đình nên tổ chức "tổng vệ sinh", vào sáng thứ 7 chẳng hạn. Cả nhà sẽ cùng nhau dọn dẹp nhà cửa rồi mới tiến hành những hoạt động giải trí cuối tuần khác.


5. Dọn dẹp và từ thiện
Mẹ không cần bắt ép con phải dọn dẹp phòng mỗi ngày, mẹ chỉ cần để cho con làm chủ căn phòng của mình là được. Khi con có ý thức trách nhiệm với căn phòng của riêng mình, dọn dẹp cũng là một cách thể hiện quyền sở hữu mà những cô bé cậu bé rất hào hứng.
Vài tháng một lần, mẹ có thể cùng con dọn dẹp với mục đích từ thiện, chọn những món đồ chơi đã không hợp tuổi, những bộ quần áo đã chật... để gửi tặng những cơ sở từ thiện hoặc trại trẻ mồ côi. Chắc chắn đây là một việc đem lại rất nhiều lợi ích, giúp căn phòng đỡ chật chội, lại dạy con về giá trị của việc cho đi.

6. Khen ngợi
Thưởng thức sự thay đổi, nỗ lực của con và khen ngợi thật đúng. Con rất cần lời khen để động viên và khuyến khích, cho nên ba mẹ hãy khen thật tế nhị và tinh ý để con không ngượng ngùng hay hiểu nhầm là ba mẹ đang mỉa mai hay chỉ trích mình.
Nguồn: http://www.webtretho.com/

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

TUYỂN DUNG NHÂN SƯ VI TRÍ: QUẢN LÝ TRUNG TÂM NĂNG KHIẾU



Trung tâm Năng khiếu Viettalentkids là trung tâm năng khiếu SỐ 1 MIỀN BẮC, trực thuộc Công ty TNHH BPH Việt Nam được nhà trường, giáo viên, phụ huynh biết đến nhiều nhất trong thời gian qua, trong việc cung cấp dịch vụ năng khiếu chất lượng cao: MÚA, AEROBIC, MỸ THUẬT, VÕ, TIẾNG ANH, KỸ NĂNG SỐNG, BÀN TÍNH THÔNG MINH VÀ CẢM THỤ ÂM NHẠC; sáng tạo cho các trường mầm non ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.Với sứ mệnh kết hợp các phương pháp giảng dạy hiện đại của thế giới cùng với nhà trường và gia đình để góp phần đào tạo nên thế hệ trẻ tài năng tương lai của Việt Nam, vừa có đức - vừa có tài.

Trung tâm tuyển nhân sự vị trí: QUẢN LÝ TRUNG TÂM NĂNG KHIẾU

Mô tả công viêc:
- Quản lý Trung tâm năng khiếu:
+ Điều hành hoat đông công ty.
+ Đinh hướng phát triển cho công ty.
+ Theo dõi, kiểm tra chất lương day và hoc.
+ Chăm sóc phu huynh hoc sinh, hoc sinh.
- Các công việc được yêu cầu.
- Chi tiết sẽ trao đổi thêm khi phỏng vấn.

- Mức lương: 7 – 10 triêu.

Quyền lơi:
- Được hưởng lương cứng, phu cấp, thưởng (theo doanh thu), quy chế tăng lương theo quy định của công ty.
- Được đóng BHYT, BHXH theo quy định của luật lao động Việt Nam.
- Được nghỉ phép, du lịch cùng công ty,...

Yêu cầu:
- Tốt nghiệp Đại học sư pham, chuyển ngành Tiếng Anh.
- Tin học văn phòng thành thạo.
- Giao tiếp tốt.
-            - Ưu tiên các bạn có kinh nghiêm quản lý trung tâm ngoai ngữ, trung tâm năng khiếu.
Hồ sơ:
- Sơ yếu lý lịch
- CMND (photo).
- CV (Tiêu đề ghi rõ kinh nghiệm, vị trí mong muốn làm việc).
- Bằng cấp liên quan ( photo)
- Đơn xin việc (Viết bằng tay)
- 02 ảnh 3x 4

- Bằng cấp và chứng chỉ liên quan
- Liên hệ:
0972 638 615 (Ms Dung)
(Hồ sơ gửi trước qua email, gọi điện giờ hành chính).
Email: viettalentkids@gmail.com

TUYỂN DUNG VI TRÍ NHÂN VIÊN KINH DOANH GIÁO DUC



Trung tâm Năng khiếu Viettalentkids là trung tâm năng khiếu SỐ 1 MIỀN BẮC, trực thuộc Công ty TNHH BPH Việt Nam được nhà trường, giáo viên, phụ huynh biết đến nhiều nhất trong thời gian qua, trong việc cung cấp dịch vụ năng khiếu chất lượng cao: MÚA, AEROBIC, MỸ THUẬT, VÕ, TIẾNG ANH, KỸ NĂNG SỐNG, BÀN TÍNH THÔNG MINH VÀ CẢM THỤ ÂM NHẠC; sáng tạo cho các trường mầm non ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.Với sứ mệnh kết hợp các phương pháp giảng dạy hiện đại của thế giới cùng với nhà trường và gia đình để góp phần đào tạo nên thế hệ trẻ tài năng tương lai của Việt Nam, vừa có đức - vừa có tài.
Trung tâm truyển dụng nhân sự vị trí: NHÂN VIÊN KINH DOANH GIÁO DỤC

Mô tả công viêc:
- Phát triển, mở rông, tìm kiếm thi trường trong lĩnh vưc giáo duc mầm non, mầm non, tiểu hoc, trung hoc cơ sở.
- Chăm sóc các thi trường cũ.
- Giao dịch với nhà trường.
- Các công việc được yêu cầu.
- Chi tiết sẽ trao đổi thêm khi phỏng vấn.

Quyền lơi:
- Được hưởng lương cứng, phu cấp, thưởng (theo doanh thu), quy chế tăng lương theo quy định của công ty.
- Được đóng BHYT, BHXH theo quy định của luật lao động Việt Nam.
- Được nghỉ phép, du lịch cùng công ty,...

Yêu cầu:
- Tốt nghiệp Đại học các ngành về Marketing, Giáo dục, Mầm non.
- Đã có kinh nghiệm làm viêc.
- Tin học văn phòng thành thạo.
- Giao tiếp tốt.
Hồ sơ:
-            - Sơ yếu lý lịch
- CMND (photo).
- CV (Tiêu đề ghi rõ kinh nghiệm, vị trí mong muốn làm việc).
- Bằng cấp liên quan ( photo)
- Đơn xin việc (Viết bằng tay)
- 02 ảnh 3x 4

- Bằng cấp và chứng chỉ liên quan
- Liên hệ:
0972 638 615 (Ms Dung)
(Hồ sơ gửi trước qua email, gọi điện giờ hành chính).
Email: viettalentkids@gmail.com

Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2015

TUYỂN NHÂN VIÊN KINH DOANH GIÁO DỤC



Công Ty TNHH BPH Việt Nam là công ty uy tín hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ giáo dục chất lượng cao cho các trường mầm non, tiểu hoc và phổ thông trung học trong TP Hà Nội. Với sứ mệnh kết hợp các phương pháp giảng dạy hiện đại của thế giới cùng với nhà trường và gia đình để góp phần đào tạo nên thế hệ trẻ tài năng tương lai của Việt Nam, vừa có đức - vừa có tài.





Công ty đang tuyển nhân sư vi trí: NHÂN VIÊN KINH DOANH GIÁO DUC

MÔ TẢ CÔNG VIỆC:
- Phát triển, mở rông, tìm kiếm thi trường trong lĩnh vưc giáo duc mầm non, mầm non, tiểu hoc, trung hoc cơ sở.
- Chăm sóc các thi trường cũ.
- Giao dịch với nhà trường.
- Các công việc được yêu cầu.
- Chi tiết sẽ trao đổi thêm khi phỏng vấn.

QUYỀN LỢI:
- Được hưởng lương cứng, phu cấp, thưởng (theo doanh thu), quy chế tăng lương theo quy định của công ty.
- Được đóng BHYT, BHXH theo quy định của luật lao động Việt Nam.
- Được nghỉ phép,
 du lịch cùng công ty,...

YÊU CẦU: 
- Tốt nghiệp Đại học các ngành về Marketing, Giáo dục, Mầm non.
- Đã có kinh nghiệm làm viêc.
- Tin học văn phòng thành thạo.
- Giao tiếp tốt.


HỒ SƠ: 
- Sơ yếu lý lịch.
- CMND (photo).
- CV (Tiêu đề ghi rõ kinh nghiệm, vị trí mong muốn làm việc).
- Bằng cấp liên quan ( photo).
- 02 ảnh 3x 4
LIÊN HÊ: 
0972 638 615 (Ms Dung)
(Hồ sơ gửi trước qua email, gọi điện giờ hành chính).
Email: viettalentkids@gmail.com



LỊCH MỌC RĂNG VÀ THAY THẾ RĂNG CỦA TRẺ TỪ 0 - 12 TUỔI


Từ trước cả khi bé được sinh ra, những chiếc mầm răng đã hình thành và phát triển ngầm bên dưới nướu của bé. Và đây là lịch trình tham khảo để bạn biết khi nào thì bé sẽ mọc những chiếc răng sữa trắng ngần đầu tiên và khi nào bé sẽ thay răng trưởng thành.
Lưu ý rằng lịch trình này chỉ mang ý nghĩa tham khảo, con bạn vẫn hoàn toàn bình thường nếu bé mọc răng khi mới 3 tháng tuổi hoặc đến hơn 1 tuổi mới mọc chiếc răng sữa đầu tiên. Bạn biết không, có bé đã có sẵn răng khi vừa mới chào đời.


Năm đầu đời

5 tháng tuổi (ngưỡng bình thường từ 4 đến 10 tháng tuổi): Bé bắt đầu mọc răng. Nướu của bé có thể bị sưng đỏ ở vị trí răng sữa trồi lên.
8 tháng tuổi (ngưỡng bình thường từ 6 đến 10 tháng tuổi): Chiếc răng sữa đầu tiên nhú lên, thường là răng cửa ở giữa hàm dưới. Hai chiếc răng cửa dưới có thể mọc cùng lúc. Thường thì răng ở hàm dưới luôn mọc trước răng ở hàm trên.

Ảnh: Gettyimages.
10 tháng tuổi (ngưỡng bình thường từ 8 đến 12 tháng tuổi): Hai chiếc răng cửa ở giữa hàm trên mọc ra. Có một thực tế thú vị là bé gái thường mọc răng sớm hơn so với bé trai.
11-12 tháng tuổi (ngưỡng bình thường từ 10 đến 16 tháng tuổi): Hai răng sữa liền kề răng cửa trung tâm của hàm dưới bắt đầu “lộ diện”. Răng bé thường mọc theo cặp, một chiếc bên trái và một chiếc bên phải.
Giai đoạn đầy năm và chập chững
12 tháng tuổi ((ngưỡng bình thường từ 9 đến 13 tháng tuổi): Hai răng cửa bên cạnh răng cửa trung tâm hàm trên xuất hiện.
Nếu qua sinh nhật đầu tiên mà bạn vẫn chưa thấy bé có bất kỳ dấu hiệu mọc răng nào thì hãy hỏi thăm bác sỹ của bé để được tư vấn. Nhưng đừng quá lo, một số bé vẫn trì hoãn chuyện “răng cỏ” cho đến vài tháng nữa mà không có vấn đề gì cả.


Ảnh:: Gettyimages.
15 tháng tuổi (ngưỡng bình thường từ 13 đến 18 tháng tuổi): Những chiếc răng hàm trong cùng bất đầu nhô ra ở cả hàm dưới và hàm trên cùng một lúc.
Bạn có biết rằng răng sữa của trẻ con thường rắng và nhỏ hơn so với răng vĩnh viễn không nhỉ?

18 tháng tuổi
 (ngưỡng bình thường từ 16 đến 22 tháng tuổi): Bé bắt đầu mọc răng nanh, là chiếc răng sắc nhọn nhất, ở cả hàm trên và hàm dưới.


26 tháng tuổi
 (ngưỡng bình thường từ 23 đến 31 tháng tuổi): Những chiếc răng hàm thứ hai (từ trong ra) bắt đầu xuất hiện ở hàm dưới.


Giai đoạn mầm non:

26 tháng tuổi (ngưỡng bình thường từ 25 đến 33 tháng tuổi): Hai răng hàm thứ hai (từ trong ra) của hàm trên bắt đầu mọc sau răng hàm thứ hai của hàm dưới..

3 tuổi: 
Con bạn đã có đủ 20 chiếc răng đầu tiên, gọi là răng sữa.


4 tuổi:
 Xương hàm và mặt của bé phát triển, tạo nên những khoảng cách giữa các răng sữa để sẵn sàng cho răng trưởng thành và vĩnh viễn mọc lên sau khi thay răng sữa.


Giai đoạn tiểu học:

6-12 tuổi: Con bạn bắt đầu thay răng. Trong những năm này, nụ cười của bé có lúc “sún răng”, và có lúc “nửa này, nửa nọ” với cả răng sữa và răng vĩnh viễn.


Ảnh: Gettymages.
Những chiếc răng sữa của bé bắt đầu lung lay và rụng đi không theo thứ tự khuôn mẫu nào cả, nhưng răng sữa của bé thường “ra đi” theo thứ tự mà chúng đã mọc lên. Bốn răng cửa ở giữa thường sẽ được thay đầu tiên (vào năm 6-7 tuổi), tiếp đến bốn chiếc hai bên răng cửa (năm bé 7-8 tuổi). Răng hàm sẽ thay sau đó, thường là vào khoảng 9-12 tuổi.

12 tuổi: Bé đã có 28 chiếc răng vĩnh viễn rồi. (Bốn chiếc răng khôn sẽ bắt đầu mọc khi bé được 16-19 tuổi để hoàn thiện bộ 32 cái răng.)

Nguồn: http://www.webtretho.com/

Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2015

9 CÁCH ĐƠN GIẢN XÂY DƯNG KỸ NĂNG NGÔN NGỮ CHO CON

1. Nói chuyện, nói chuyện và nói chuyện
Đừng bao giờ vì con chưa nói sõi hay nghĩ rằng con không hiểu những lời mình nói mà ngừng nói chuyện với con. Khi sắp làm gì, đang làm gì, bố mẹ đừng bao giờ thuật lại cho con nghe, nói cho con biết. Nhớ là dùng những câu đầy đủ chủ vị, có cảm cảm xúc của bố mẹ lúc đó nữa. "Bây giờ chúng ta sẽ đi tắm. Mẹ tắm cho con nước ấm đó, con thấy nước ấm không? Tắm xong, con sẽ được lau khô người. Sau đó, mẹ mặc quần áo đẹp cho con và mẹ con mình sẽ đi dạo".

2. Đọc, đọc, đọc

Không bao giờ là quá sớm để đọc truyện cho con nghe. Chỉ cần ba mẹ chịu dành thời gian đọc sách với con, con sẽ trở thành một người yêu sách, biết đọc sách và tìm được niềm vui từ sách. Ba mẹ có thể bắt đầu từ những quyển sách tranh thật lớn, nhiều hình vẽ và nội dung thật đơn giản để thu hút sự chú ý của con. Con càng lớn, nội dung quyển sách có thể càng phức tạp hoặc dài hơn. Cùng với việc đọc sách, đưa con đến thư viện, dắt tay con đi dạo cửa hàng sách... cũng là những điều tuyệt vời mà ba mẹ có thể dành tặng cho tuổi thơ của con.
3. Thưởng thức âm nhạc
Cùng con lắng nghe những giai điệu vui nhộn của những bài hát thiếu nhi, con sẽ có phản ứng với âm nhạc. Con có thể sẽ dậm chân, lúc lắc cái đầu hoặc xoay người theo điệu nhạc. Đây cũng chính là lúc con tìm hiểu về thế giới xung quanh và nhịp điệu của ngôn ngữ.

4. Kể chuyện

Những câu chuyện cổ tích mà bạn biết hoặc tự nghĩ ra, với những nhân vật hiệp sĩ, hoàng tử, quái vật, công chúa, phù thủy... cùng những chuyến phiêu lưu, những tình tiết bất ngờ, những phép màu, xung đột và quan trọng là phải có cái kết có hậu sẽ rất hấp dẫn bé. Lưu ý là câu chuyện cần phù hợp với sở thích cũng như lứa tuổi của con.
5. Tương tác với con
Khi con tỏ ra thích thú với một hình ảnh nào đó trong sách, hãy nói thật nhiều về nó. Đặt câu hỏi cho con, kể thêm chuyện cho con về hình vẽ đó và tương tác với con xoay quanh chủ đề đó. Tương tự, khi con tỏ ra hứng thú với hình ảnh con thuyền, hãy nói thêm về các con thuyền. Con có thể hỏi đi hỏi lại một câu, lặp đi lặp lại một ý, hãy kiên nhẫn nhé!

6. Không chỉ trích phát âm của con
Dù con có nói ngọng hay nói sai, đừng chỉ trích con, điều đó sẽ giáng đòn nặng vào sự tự tin của con. Ba mẹ cũng không nên nhại theo giọng con sẽ khiến con không sửa được những lỗi phát âm của mình. Điều cần làm là sửa lại cách phát âm đúng cho con và khen ngợi sự nỗ lực của con.
7. Quản lý thời gian ngồi máy tính và xem TV của con
Trẻ dưới 2 tuổi không nên tiếp xúc với TV và máy tính, trẻ trên 2 tuổi chỉ xem dưới 2 giờ đồng hồ mỗi ngày. Dù TV và máy tính có nhiều chương trình giáo dục phù hợp với con, ba mẹ cũng không nên cho trẻ xem nhiều vì con không thể tương tác với máy tính hoặc TV. Tương tác là điều kiện cần thiết để con phát triển kỹ năng ngôn ngữ của mình.

8. Chăm sóc tai kỹ lưỡng
Trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm trùng tai hoặc viêm tai giữa, ba mẹ cần đặc biệt lưu ý vấn đề vệ sinh tai cho con. Sự suy yếu về thính lực có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển ngôn ngữ của con.
9. Đi ra ngoài
Một chuyến đi đến sở thú, hồ cá hay bảo tàng dành cho trẻ em sẽ mở ra một thế giới hoàn toàn mới cho con. Con có dịp tiếp xúc, thậm chí là giao lưu, nói chuyện với những người khác, con học được cách sử dụng ngôn ngữ hiệu quả. Ngoài ra, sự hứng thú của con đối với những nơi đã đi qua, những con vật đã gặp sẽ là chủ đề bất tận cho những cuộc nói chuyện tiếp theo ở nhà.
Nguồn: http://www.webtretho.com/