Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2016

LÀM SAO ĐỂ TRẺ THÍCH ĐI HỌC






Với trẻ, mầm non là nơi không khác mấy với gia đình nhưng đi học tiểu học sẽ khác. Như vậy, muốn trẻ yêu lớp, yêu trường, các cha mẹ cần làm cho con cảm thấy việc đi học không quá đáng sợ. Ngoài ra, con cần hiểu học là QUYỀN LỢI và NGHĨA VỤ của con. Dưới đây là quy trình đưa con vào lớp 1. Từng bước ở trong quy trình này đều tối quan trọng, đề nghị các cha mẹ tuân thủ một cách nghiêm túc.

Bước 1: LÀM QUEN VỚI TRƯỜNG HỌC. Khi con được 5 tuổi, cha mẹ nên bắt đầu cho con làm quen với trường học. Nỗi háo hức và tò mò khi thấy các anh chị vào trường học mà mình chưa được vào cũng là một động lực để bé cảm thấy thích trường học. Vì thế, bắt đầu từ lúc này, mỗi khi đưa con qua các cổng trường tiểu học, cha mẹ nên chỉ cho con trường và nói: “Đây là trường tiểu học, khi nào con 6 tuổi, con sẽ ĐƯỢC vào đó học con nhé”. Với câu giới thiệu như vậy, chắc chắn các bé sẽ háo hức vô cùng và cảm thấy mình sao mãi không đủ 6 tuổi để đi học.

Bước 2: KỂ CHUYỆN VỀ TUỔI TIỂU HỌC. Với con, trường tiểu học là nơi hoàn toàn lạ lẫm. Nó có thể vô cùng nguy hiểm, nó cũng có thể rất dễ thương. Nghĩ về trường tiểu học, con sẽ vô cùng hoang mang. Những câu chuyện kể về trường tiểu học của bố mẹ sẽ giúp con định hình rõ ràng hơn về một nơi mà con sắp đến. Những câu chuyện đó sẽ là:

- Kĩ niệm vui, buồn của cha mẹ khi còn học ở đó.

- Kỉ niệm về thày cô giáo.

- Kỉ niệm về bạn bè.

- Mô tả của cha mẹ về các đồ dùng trong nhà trường, các cán bộ công nhân viên trong trường.

- Mô tả về lớp học, về đội thiếu niên tiền phong, về sao nhi đồng, về giờ chào cờ, giờ lên lớp, giờ ra chơi, giờ ngoại khóa….

Bước 3: HÃY KỂ CHO CON NGHE VỀ NGÔI TRƯỜNG MÀ CON SẮP THEO HỌC. Đây là bước vô cùng quan trọng vì nếu không con sẽ vô cùng hoang mang. Hãy kể cho con nghe về những lớp học hiện đại, những góc sân vui chơi dễ thương, những phòng thư viện, phòng máy tính có ở trong trường. 

Sau đó, cha mẹ hãy đưa con đến trường để tham quan ít nhất là 2 lần trước khi con chính thức bước vào cánh cổng trường với tư cách học sinh. Với lời giới thiệu kĩ càng như vậy, con sẽ cảm thấy trách nhiệm học tập của mình rất rõ ràng và cảm thấy mình đúng là 1 thành viên của ngôi trường dễ thương kia.

Bước 4: BIẾN NGÀY ĐẦU TIÊN ĐẾN TRƯỜNG TIỂU HỌC CỦA CON THÀNH MÔT NGÀY HỘI LỚN.
a. Đưa con đi sắm sửa đồ dùng học tập:

Với con, đây là bước ngoặt vô cùng lớn. Để con có thêm động lực học tập, cha mẹ hãy đưa con đi chọn và sắm sửa đồ dùng học tập. Nếu tự tay con được chọn lựa, chăm chút, chắc chắn con sẽ cảm thấy hào hứng và có trách nhiệm học tập hơn. 

b. Bọc vở và sắp xếp đồ dùng học tập: Thường thì các thày cô giáo thường kêu cha mẹ làm giúp con. Tuy nhiên điều đó sẽ khiến con không tự giác. Cha mẹ nên hướng dẫn con tự làm và tự bảo quản đồ dùng. Khi con tự làm, con sẽ thêm yêu quý đồ dùng học tập của con.

c. Chuẩn bị tổ chức ngày hội: Vì ngày đầu tiên đi học của con là vô cùng quan trọng. Để con thích đến trường, cha mẹ đừng quên tổ chức ngày đầu tiên quan trọng đó thành một ngày hội. Các thứ cần chuẩn bị sẽ là:

- Một gói kẹo thật lớn để tặng ngay sau khi con vừa xong buổi khai giảng và được cha mẹ đón về.

- Một chùm bóng bay để con sử dụng trong lễ khai giảng.

- Một bông hoa thật đẹp để cài áo.

- Cha mẹ cũng nên chuẩn bị 1 bữa tiệc để chào đón con khi con vừa ở trường về sau lễ khai giảng.

d. Tiến hành ngày hội: Đây là một ngày lễ quan trọng, vì thế cha mẹ nên xin nghỉ việc để cùng nhau đưa con đến trường. Trong lễ khai giảng, nếu được phép, cha mẹ đề nghị nhà trường cho vào dự cùng con. Đây sẽ là điều con mong muốn và vô cùng thích thú. Khi buổi lễ khai giảng kết thúc, cha mẹ hãy đến đón con và tặng ngay con gói kẹo lớn đã chuẩn bị và nói lời chúc mừng con đã thực sự bước vào trường, một bước vô cùng quan trọng của cuộc đời. 

e. Ăn mừng ngày con bước vào trường Tiểu học: Sau khi đón con về, cha mẹ có thể đặt tiệc ở các nhà hàng hoặc đơn giản chỉ là một bữa tiệc nhỏ được tổ chức tại nhà. Nếu cha mẹ mời những người thân thiết như ông bà, cô dì chú bác đến để chúc mừng con thì con còn mừng vui hơn nữa. Lúc này, việc đi học thật sự đã là một niềm vui lớn chứ không còn chút áp lực nào.

f. Đưa con đến trường với sự háo hức. Bắt đầu từ bây giờ, con sẽ phải làm quen với áp lực học tập, áp lực bị trói buộc ngồi yên tại chỗ trong suốt 8 tiếng ròng. Con chán nản, phá phách là bình thường. Con sẽ không hào hứng đi học. Vì thế, một vài chiêu nho nhỏ sẽ giúp con kéo dài được sự háo hức của buổi đầu tựu trường. Cách làm đơn giản là: Buổi sáng đầu tiên sau khai giảng, cha mẹ hãy chuẩn bị một số các bông hoa bằng giấy để con đi học về sẽ dán hoa lên trên tờ lịch. Cứ mỗi ngày một bông hoa.

Chúc các bé 6 tuổi nào cũng có bước chuẩn bị tốt khi vào lớp 1 nhé.

Theo: Fb Hương Vũ Thu

Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2016

Cung cấp giáo viên tiếng Anh bản ngữ cho trường học

Viettalentkids Center là trung tâm uy tín tại Hà Nội. Chúng tôi luôn nỗ lực để mang lại những dịch vụ giáo dục tốt nhất cho thế hệ tương lai của đất nước.
Tại Viettalentkids, các con không chỉ được học năng khiếu với những thầy cô tận tụy, yêu trẻ mà còn được làm quen với ngoại ngữ cùng đội ngũ giáo viên bản địa chất lượng (có các chứng chỉ quốc tế như TEFL, TESOL, …)

Hiện tại Viettalentkids đang có dịch vụ cung cấp giáo viên bản ngữ chất lượng cho các trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, cao đẳng và Đại Học.
Quý trường có nhu cầu giáo viên tiếng Anh bản ngữ, xin liên hệ với chúng tôi:
Trung tâm năng khiếu Viettalentkids, LK6C-33 (cạnh hồ Mulberry, cách UBND Mộ Lao 50m) P. Mộ Lao, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội
Website: viettalentkids.edu.vn

Hotline: 0164.798.1496 (Mr.Tuấn)

Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2016

13 CÁCH NÓI ĐỂ CON NGHE LỜI RĂM RẮP, KHÔNG CẦN QUÁT MẮNG

  • 1
    "Khi nào... thì"
    Mẹ hãy dùng cách nói khiến con nghe lời răm rắp này những muốn con làm một việc gì đó. Chẳng hạn, "Khi nào con đánh răng xong thì mẹ sẽ đọc truyện cổ tích cho con" hoặc "Khi nào con vẽ xong thì mẹ sẽ cho con xem hoạt hình", “Khi nào con ăn xong mẹ sẽ cho con đi chơi”…
    Thay vì dùng từ nếu, mẹ nên dạy con bằng các câu với cụm từ "khi nào" nhằm mang ý nghĩa tích cực và thúc giục hơn. Việc này sẽ giúp trẻ có hứng thú hơn với công việc mà mẹ yêu cầu. Chỉ khác nhau một chút trong câu nói, nhưng lại khiến con nghe lời răm rắp mà không cần phải thúc giục.
    13 cách nói để con nghe lời răm rắp, không cần quát mắng
    Mẹ không nên dùng thái độ cứng nhắc, yêu cầu con
  • 2
    Sử dùng "Khi con... mẹ cảm thấy... bởi vì..."
    Chẳng hạn: "Khi con chạy lung tung trong siêu thị, mẹ cảm thấy lo lắng bởi vì con có thể bị lạc". “Khi con không mời bố mẹ trước khi ăn cơm mẹ cảm thấy buồn vì con không quan tâm tới mẹ”… Mẹ nên cho con biết suy nghĩ của mẹ để đồng cảm thay vì áp đặt, khiến trẻ không  thể hiểu. Nhờ cách nói này, con sẽ hiểu được cảm nhận của bạn và con nghe lời răm rắp một cách tự nguyện.
  • 3
    Hãy cho bé lựa chọn
    Mẹ không nên ép buộc con trong mọi việc. Điều này khiến bé cảm thấy bị gò bó và có tâm lý phản kháng. Muốn con nghe lời răm rắp, mẹ nên tôn trọng sự lựa chọn của con, tạo cho bé cảm giác mình cũng tham gia lên kế hoạch và có tránh nhiệm hoàn thành.
    Mẹ có thể hỏi con: "Con thích thay đồ ngủ hay đánh răng trước?" hoặc "Con thích đội mũ màu đỏ hay mũ màu xanh?"…
    13 cách nói để con nghe lời răm rắp, không cần quát mắng
    Khi lựa chọn bé sẽ có cảm giác được tôn trọng hơn và con nghe lời răm rắp
  • 4
    Hãy tích cực
    Thay vì nói: "Không làm ồn ở đây", bạn có thể gợi ý: "Con hãy về phòng mình vui chơi đi". Lúc này bé sẽ cảm nhận được thành ý của mẹ và ngay lập tức nghe lời. Đây là một trong những cách dạy con thể hiện sự tôn trọng của mẹ.
  • 5
    Bắt đầu "chỉ thị" của bạn với "mẹ muốn"
    Thay vì "Bỏ con dao xuống", hãy nói "Mẹ muốn con bỏ dao xuống"; thay vì: "Hãy cho Sam mượn đồ chơi”, bạn nói: “Mẹ muốn con cho Sam mượn đồ chơi”. Điều này hợp với tâm lý phát triển của bé: muốn làm mẹ vui nhưng ghét bị ra lệnh.
  • 6
    Đừng hỏi khó
    Khi con làm sai một cái gì đó, nhiều bà mẹ quen miệng luôn hỏi “Sao con lại làm thế?”. Nhưng thực ra câu hỏi này của mẹ là đang làm khó con. Đôi khi chính người lớn có những lúc còn không hiểu tại sao mình lại làm thế?
    13 cách nói để con nghe lời răm rắp, không cần quát mắng
    Mẹ nên hỏi con những câu trần thuật đơn giản
    Mẹ nên xem xét mức độ hiểu biết của bé nhà bạn dựa trên độ tuổi. Bé càng ít tuổi thì yêu cầu của mẹ phải càng ngắn và đơn giản. Mẹ nên bắt đầu bằng những câu hỏi đơn giản như: “Con có thể kể lại cho mẹ chuyện xảy ra?”, “Con đã thấy gì?”, “Con định làm gì?”…
  • 7
    Trực tiếp
    Việc nhìn vào mắt một ai đó là cách cơ bản trong giao tiếp, thể hiện sự tôn trọng. Khi dạy con, mẹ cũng nên làm như vậy, đừng coi nhẹ con.
    Trước khi bạn yêu cầu bé làm việc gì, mẹ hãy ngồi xổm để tầm mắt của mẹ ngang với tầm mắt của bé. Như thế, bạn mới thu hút được sự chú ý của con. Đồng thời, cách này còn giúp bé tập trung vào những điều mẹ sắp nói. Tuy nhiên, bạn cần tránh nhìn con bằng ánh mắt giận dữ vì như thế, bé sẽ sợ hãi tới mức chẳng dám nhìn vào mắt mẹ. Hãy dùng điều chỉnh ánh mắt của bạn, nghiêm khắc lúc cần thiết và dịu dàng lúc khuyên nhủ. Chỉ cần một ánh mắt đúng mực là bạn có thể khiến con nghe lời răm rắp rồi đấy.
  • 8
    Gọi tên
    Khi đề nghị bé, mẹ hãy gọi tên; chẳng hạn: "Ben, lấy hộ mẹ cái cốc", “Bống, ra ăn cơm con”… Như vậy, khi được mẹ gọi tên bé sẽ tập trung và có ý thúc giục hơn. Ngược lại bé sẽ lơ đãng và “bỏ quên” lời đề nghị của mẹ hoặc cho rằng mẹ đang nói chung chung, không phải nói mình.
  • 9
    "Chân trước, miệng sau"
    Thấy con đang xem tivi, mẹ đang nấu bếp phải quát lên “Con mau tắt tivi rồi ra ăn cơm!”. Nhưng mẹ sẽ phải chờ rất lâu đến độ mất hết kiên nhẫn mà vẫn chưa thấy con đi tra.
    Vì vậy, thay vì hét lên với con, bạn nên đi vào căn phòng nơi bé đang xem tivi, tham gia với sở thích của bé trong vài phút. Sau đó, thương lượng để bé tắt tivi, đứng dậy ăn cơm. Đôi khi việc dạy con một cách nhẹ nhàng như thế nào khiến con nghe lời răm rắp với tâm lý thoải mái.
    13 cách nói để con nghe lời răm rắp, không cần quát mắng
    Quát mắng con không phải là cách tốt để trẻ nghe lời
  • 10
    Nguyên tắc từng câu một
    Nói quá nhiều là sai lầm phổ biến của cha mẹ khi đối thoại với con về một chuyện. Muốn con nghe lời, mẹ chỉ nên yêu cầu bé làm một việc một lúc. Bạn càng "dông dài" với các yêu cầu, bé nhà bạn càng có xu hướng "giả điếc".
    Mẹ thử nghĩ xem, với cả “núi công việc” bạn sẽ cảm thấy chùn chân, chán nản. Trẻ con cũng vậy. Mẹ chỉ nên yêu cầu con từng việc như: “Con lấy hộ mẹ cốc nước” và “Con mang hộ mẹ chiếc túi ra bàn”… Nếu muốn con nghe lời răm rắp thì mẹ hãy áp dụng nguyên tắc này ngay nhé.
  • 11
    Đưa lợi ích để bé không từ chối
    Bạn có thể phải cãi cọ với bé 2-3 tuổi nhà mình về việc chọn quần áo nhưng nếu bạn gợi ý: "Con mặc áo dài tay này vào và mẹ con mình sẽ ra ngoài chơi" thì mọi chuyện sẽ khác. Đưa ra lợi ích cho bé khiến yêu cầu của mẹ có sức nặng hơn.
  • 12
    Hãy đơn giản
    Khi dạy con, mẹ luôn cần nhớ nguyên tắc đơn giản. Hãy sử dụng câu ngắn với ngôn ngữ mà bé hiểu được. Bạn hãy nghe cách các bé trò chuyện với nhau và tìm hiểu ngôn ngữ của bé. Khi nói với bé, bạn cần chắc là bé đã hiểu rõ.
  • 13
    Để bé nhắc lại yêu cầu của mẹ
    Nhiều mẹ không biết con đã hiểu lời của mình chưa và hỏi lại “Con có hiểu không?”. Nhưng điều này đôi khi làm bé lo lắng mà nói là “hiểu” dù bé chưa hiểu rõ.
    Mẹ nên nhẹ nhàng đề nghị con nhắc lại một yêu cầu của mình. Nếu bé không nhắc được tức là yêu cầu của mẹ quá dài và quá phức tạp.
  • Nguồn: http://www.lamsao.com/

Thứ Hai, 15 tháng 2, 2016

TUYỂN DỤNG QUẢN LÝ GIÁO VIÊN






Trung tâm Năng khiếu Viettalentkids là trung tâm năng khiếu SỐ 1 MIỀN BẮC, trực thuộc Công ty TNHH BPH Việt Nam được nhà trường, giáo viên, phụ huynh biết đến nhiều nhất trong thời gian qua, chuyên liên kết với các trường Mầm non Công lập và Tư thục trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh phía Bắc để trực tiếp giảng dạy và đào tạo các môn năng khiếu như: Tiếng Anh, Múa, Aerobic, Võ, Vẽ, Bàn tính thông minh, Kỹ năng sống và Cảm thụ âm nhạc.

Hiện tại Trung tâm đang cần tuyển nhân sư vi trí: Quản lý giáo viên. 

Mô tả công việc:
- Tuyển dụng giáo viên.
- Sắp xếp lịch dạy cho giáo viên, lịch học của các trường.
- Theo dõi, kiểm tra chất lượng dạy và hoc.
- Giao tiếp với nhà trường.
- Các công việc khác được yêu cầu.
- Chi tiết sẽ trao đổi thêm khi phỏng vấn.

Quyền lơi đươc hưởng:
- Được hưởng lương cứng, thưởng, quy chế tăng lương theo quy định của công ty.
- Được đóng BHYT, BHXH theo quy định của luật lao động Việt Nam.
- Được nghỉ phép, du lịch cùng công ty,...

Yêu cầu công viêc:
- Tốt nghiệp Đại học các ngành về Giáo dục, Mầm non.
- Tin học văn phòng thành thạo.
- Giao tiếp tốt.
      -  Ưu tiên các bạn tốt nghiệp các ngành: Tâm lý học, Công tác xã hội, Quản lý giáo dục.

     Yêu cầu hồ sơ:
- Sơ yếu lý lịch
- CMND (photo).
- CV (Tiêu đề ghi rõ kinh nghiệm, vị trí mong muốn làm việc).
- Bằng cấp liên quan ( photo)
- Đơn xin việc (Viết bằng tay)
- 02 ảnh 3x 4
- Bằng cấp và chứng chỉ liên quan
- Liên hệ:
0972 638 615 (Ms Dung)
(Hồ sơ gửi trước qua email, gọi điện giờ hành chính).
Email: viettalentkids@gmail.com