Sự nghịch ngợm thái quá, tính nhõng nhẽo, ích kỷ... của trẻ thường khiến không ít phụ huynh phiền lòng và thấy "khó chữa". Dưới đây là các hành vi của trẻ nhỏ cần được điều chỉnh sớm
1: Trẻ quá hiếu động
Thông thường, khi bước vàolứa tuổi 4-6, trẻ có rất nhiều năng lượng do chưa phải tập trungnhiều vào học tập, các cơ quan đang trên đà “liên tục phát triển”. Vìvậy, nhất là đối với bé trai thì việc nghịch ngợm, leo trèo, chạynhảy và cả phá phách đều được xem là bình thường. Thế nhưng cũngcó trẻ sự năng động đó phát triển đến mức “ngoài tầm kiểm soát”của bố mẹ và cả với chính bé. Đây là tình trạng mà ta gọi làhiếu động thái quá hay rối loạn vận động
Bố mẹ có thể giúp trẻ phát triển nhiều kỹ năng tốt thông qua các trò chơi vận động. Cần sắp xếp cho trẻ có không gian thích hợp (là khu vực được phép chơi thoải mái trong nhà) cùng với việc tập cho trẻ tham gia hoạt động trong nhà như phụ giúp bố rửa xe, tưới cây, phụ mẹ dọn dẹp và chuẩn bị bữa ăn... Những điều đó giúp trẻ vừa có điều kiện “xả năng lượng” vừa nâng cao sự tự tin vào khả năng của mình.
2: Trẻ lười biếng
Trái ngược với tình trạng hiếu động, có những bé tỏ ra lười biếng trong mọi hoạt động. Có thể đó là do trẻ có sức khỏe kém, suy nhược dẫn đến những phản ứng chậm chạp lâu dần thành thói quen, nhưng đa phần là do sự chăm sóc, cưng chiều hơi thái quá của mẹ hay ông/bà khiến cho trẻ hầu như không phải làm một điều gì ngay cả việc tự chăm sóc bản thân.
Điều này có thể chấp nhận với những trẻ dưới 3 tuổi, khi khả năng vận động tinh chưa thuần thục, khiến trẻ dễ gây đổ vỡ hoặc vụng về. Nhưng trẻ 5 tuổi bình thường, đã hoàn thiện về các chức năng vận động, người lớn phải tập cho bé biết tự ăn, tự làm vệ sinh cá nhân và luôn khuyến khích trẻ tham gia hoạt động chung với các thành viên khác trong gia đình, có thể làm một số công việc nhẹ nhàng phụ giúp bố mẹ.
Việc cưng chiều trẻ, để trẻ không phải làm một việc gì khác ngoài vui chơi và học tập là không nên, vì đó là mầm mống cho những thái độ và hành vi không thích nghi với môi trường bên ngoài, trong đó có trường tiểu học. Qua đó, bé sẽ trở nên lười biếng và ích kỷ, không biết tham gia các hoạt động chung với mọi người và sẽ có những khó khăn trong việc giao tiếp, ứng xử với bạn bè khi vào lớp một.
3: Trẻ nhõng nhẽo
Có những trẻ nếu không hiếu động, nghịch ngợm thì lại trở nên nhõng nhẽo, đòi hỏi sự chăm sóc quá mức cần thiết và luôn mong muốn mọi người phải làm theo, phải chấp nhận đòi hỏi của bản thân, điều đó khiến cho khả năng ứng xử của trẻ trở nên kém cỏi và thụ động… Đa phần các vấn đề về thái độ là rơi vào bé gái.
Trẻ nhõng nhẽo đa phần do sự “tập luyện” của bố mẹ và đôi khi có sự hỗ trợ khá đắc lực của ông bà. Trong trường hợp này, muốn làm giảm sự nhõng nhẽo của trẻ rất khó khăn.
Trẻ nhõng nhẽo trong một chừng mực nào đó có vẻ dễ thương, nhất là với các bé gái xinh xắn thì chút nhõng nhẽo sẽ làm cho các em tạo được sự quan tâm nhiều hơn, và đó cũng được xem là một thế mạnh của bé. Thế nhưng, từ sự dễ thương để đi đến thói đành hanh và khiến bạn bè, anh chị em xa lánh vì sự quá đáng của mình chỉ là một bước nhỏ.
Với các bé gái và cả bé trai trong độ tuổi 3-5 tuổi, tình trạng nhõng nhẽo thường không kiểm soát, không kìm chế được. Các bé luôn ở trong tình trạng được voi đòi tiên, được một muốn hai… dễ đi đến một cuộc “chiến tranh” giữa bé và người lớn mà đa phần chiến thắng lại thuộc về trẻ.
Từ khi trẻ bước vào lứa tuổi 3-5 thì việc đặt ra mức độ để hạn chế nhu cầu không cần thiết của bé là cực kỳ quan trọng. Một mặt bố mẹ để cho bé tự giác trong các hoạt động cá nhân để hình thành sự tự tin qua việc tôn trọng thái độ và quyết định của trẻ (trong một số việc như chọn món ăn, thức uống, quần áo để mặc đi chơi… ), mặt khác cần đặt ra những hạn chế trong việc trẻ đòi hỏi người lớn chiều theo ý mình, mua sắm những món đồ chơi, đồ dùng phí phạm.
4: Trẻ ích kỷ
Với trẻ dưới 3 tuổi thì vấn đề ích kỷ chưa cần đặt ra, hay đúng hơn thái độ chỉ biết có bản thân lúc đó được gọi là ái kỷ (yêu bản thân mình) chứ không phải là ích kỷ (chỉ biết sự tiện ích, quyền lợi cho mình).
Trẻ dưới 3 tuổi phần lớn đều có tính ái kỷ, và đó là điều bình thường. Chính sự biết yêu bản thân mình là điều tiên quyết dẫn đến lòng tự trọng, biết bảo vệ mình trước những tác động từ bên ngoài. Vì lúc đó, trẻ chưa xác định được "cái tôi", sự phân biệt giữa những điều thuộc về người khác (kể cả cha mẹ) và những điều thuộc về mình chưa rõ ràng, khiến cho trẻ sẽ có thái độ “cái gì trong tay ta là của ta”. Đó không phải là sự chiếm hữu, vì chúng ta có thể đổi cho trẻ một món đồ khác có hình dáng hay công dụng tương tự mà trẻ vẫn chấp nhận.
Nhưng với trẻ 5-6 tuổi thì các em đã phân biệt được cái tôi, đã nhận biết được “quyền sở hữu”, đã muốn có những “tài sản riêng” và nếu không được rèn tập cho biết những giới hạn, trẻ có thể trở thành ích kỷ, chỉ biết đến những điều tốt, điều lợi cho bản thân mà không nghĩ đến những người xung quanh.
Thói ích kỷ sẽ làm cho đứa trẻ bị coi thường và bị tập thể bạn bè xa lánh. Đó là một nguy cơ lớn có thể dẫn đến những tổn thương về tâm lý cho trẻ. Vì một trong những điều làm cho cả trẻ lẫn người lớn lo lắng nhất, chính là sự tẩy chay hay bị cô lập với tập thể, với những người xung quanh.
Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015
4 TÍNH CÁCH KHÓ CHIU CỦA TRẺ BAN CẦN ĐIỀU CHỈNH SỚM
10:33
aerobic, bàn tính thông minh, chung tay, dạy con, dạy trẻ tập trung, giáo viên mầm mon, giáo viên múa, giáo viên năng khiếu, học năng khiếu mầm non
No comments
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét